Điều khoản khiếu nại trong hợp đồng ngoại thương

điều khoản khiếu nại

Đối với mỗi bản hợp đồng, sẽ có những lưu ý cụ thể từng quy định yêu cầu hai bên bắt buộc phải thực hiện. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không thể thiếu được điều khoản khiếu nại trong hợp đồng thương mại ngoại thương được. Vậy hãy cùng Aramex tìm hiểu điều khoản này nhé!

I. Một số thông tin về khiếu nại trong Pháp luật – Những quy định điều khoản về việc khiếu nại trong hợp đồng

1. Khiếu nại là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp khiếu nại trong xuất nhập khẩu thế nào?

2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khiếu nại

điều khoản khiếu nại trong hợp đồng

Điều 6 Luật Khiếu nại 2011 quy định các hành vi sau đây bị cấm trong hoạt động khiếu nại:

1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.

2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.

3. Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.

4. Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.

5. Cố tình khiếu nại sai sự thật;

6. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.

7. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.

8. Vi phạm quy chế tiếp công dân;

9. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Xem thêm: Incoterms được áp dụng như thế nào trong xuất nhập khẩu?

3. Hình thức khiếu nại

Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

Đối với khiếu nại bằng đơn

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Đối với khiếu nại trực tiếp

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn

Đối với trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung

Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:

– Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn.

– Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;

Lưu ý, Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại

II. Một số lưu ý về điều khoản khiếu nại được yêu cầu trong hợp đồng ngoại thương

1. Thời hạn trong điều khoản khiếu nại

Thời hạn khiếu nại trong điều khoản khiếu nại là khoảng thời gian cần thiết để một trong hai bên làm các thủ tục cần thiết để đưa vụ tranh chấp ra giải quyết. Thời hạn khiếu nại dài hay ngắn là phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa hai bên, tùy thuộc vào tính chất hàng hóa, tùy vào khoảng cách địa lý giữa hai bên, hay tùy thuộc vào tính chất vụ việc.

điều khoản khiếu nại

Thời hạn khiếu nại có thể tính từ khi giao nhận hàng hay từ khi đưa hàng vào sử dụng. Đối vưới hàng có bảo hành thì thời hạn khiếu nại nằm trong thời hạn bảo hành, nếu thời hạn bảo hành đã hết thì thời hạn khiếu nại có thể thêm 30 ngày tính từ khi hết thời hạn bảo hành, nhưng với điều kiện các khuyết tật phải được phát hiện trong thời hạn bảo hành. Thời hạn khiếu nại về số lượng bao giờ cũng ngắn hơn thời hạn khiếu nại về chất lượng. 

Trong trường hợp các bên không quy định thời hạn khiếu nại thì thời hạn đó có thể được quyết định trong Luật Thương mại các nước có liên quan. Điều 318, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định thời hạn khiếu nại về số lượng là 3 tháng, về chất lượng là 6 tháng kể từ ngày giao hàng.

2. Thể thức đối với điều khoản khiếu nại

Để khiếu nại thành công, bên đi khiếu nại phải tuân thủ một thể thức chặt chẽ sau:

– Người đi khiếu nại phải viết đơn khiếu nại bao gồm 2 vấn đề chính: Lý do đi khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. 

– Gửi đơn khiếu nại kèm với các tài liệu chứng minh: Biên bản giám định, chứng từ hàng hóa, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận tải,…Tài liệu chứng minh, tính toán mức độ tổn thất.

3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên về quy định điều khoản về việc khiếu nại

Trong trường hợp hàng hóa có hư hỏng, mất mát,…người mua khi đi khiếu nại phải có trách nhiệm:

khiếu nại

– Giữ nguyên tình trạng hàng hóa, bảo quản cẩn thận

– Mời các bên có liên quan đến lập các biên bản cần thiết (Biên bản giảm định, biên bản đổ vỡ, biên bản hư hỏng mất mát,…)

– Gửi đơn khiếu nại đúng thời hạn đã thỏa thuận 

Bên bán khi bị khiếu nại phải:

– Kiểm tra hồ sơ khiếu nại

– Kiểm tra hàng hóa

– Khẩn trương trả lời đơn khiếu, vì nếu không trả lời thì luật pháp các nước có thể coi như là đồng ý với đơn khiếu nại. Ví dụ: vụ tranh chấp cảu Vietnam Airlines trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế ký XXI.

4. Cách thức giải quyết khiếu nại

Khi bị khiếu nại bên bán có thể chọn một trong các cách sau đây để giải quyết:

+ Giao tiếp hàng hóa bị thiếu hụt 

+ Nhận lại hàng hóa hư hỏng và thay bằng hàng hóa mới. Cách này thường áp dụng khi mua bán nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.

+ Giảm giá hàng hoặc khấu trừ tiền hàng một mức tương ứng với tổn thất của hàng bị khiếu nại. Trường hợp này chỉ áp dụng với hàng hóa 

Khi làm hồ sơ, ký kết hợp đồng hãy chú ý đến điều khoản khiếu nại trong hợp đồng nhé. Bởi đây là yêu cầu cũng như những điều liên quan đến pháp lý nên đặc biệt phải lưu tâm. Hãy liên hệ Aramex để được hỗ trợ những thông tin tốt nhất nhé!

Rate this post