Tìm hiểu hoạt động Logistics của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

hoạt động logistics của doanh nghiệp nước ngoài

Ngày nay trong những hoạt động Logistics thì việc góp mặt của những doanh nghiệp nước ngoài tại nước ta là không ít. Vậy các bạn đã hiểu gì về hoạt động Logistics của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam? Các bạn đã hiểu những gì về hoạt động này rồi? Cùng Aramex tìm hiểu nhé!

I. Thông tin về Logistics và hoạt động Logistics ở Việt Nam

1. Logistics là gì? 

Logistics là tên gọi của dịch vụ logistics trong khoảng thời gian đầu cụm từ này mới xuát hiện tại Việt Nam.

Hiện nay, ngay tại VN, hầu hết những nhà chuyên môn đều đồng ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích logistics vẫn chưa thực sự nhận thức được đầy đủ ý nghĩa về từ logistics hiện đại và do vậy giải pháp là hãy cứ để nguyên từ logistics trong ngôn ngữ nước ta, cũng như marketing, container…

2. Vai trò ngành Logistics với doanh nghiệp nước ta

Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp

Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ…logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã thành công lớn nhờ có chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn.

doanh nghiệp nước ngoài

Nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics như: chọn sai vị trí, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…

Ngoài ra logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Maketting. Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào thời điểm thích hợp. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn, địa điểm quy định.

II. Tìm hiểu những hoạt động Logistics của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam 

1. Hoạt động logistics các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Vận tải: Các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay chủ yếu sử dụng các dịch vụ vận tải thuê ngoài do các đại lý giao nhận quốc tế cung cấp, với giá cước trung bình tương đối cao nhưng chất lượng dịch vụ ổn định dựa vào quy mô hoạt động lớn. Thông thường, đây là những doanh nghiệp lớn và sản lượng xuất khẩu hàng năm không hề nhỏ, do đó họ luôn lựa chọn và tạo lập quan hệ tốt với các hãng tàu cố định mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng.

Lưu kho, dự trữ: Hệ thống kho được phân chia theo sơ đồ lưu trữ hàng hóa giúp cho các doanh nghiệp này dễ dàng trong việc quản lý hàng tồn kho cũng như kịp thời cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Ngoài ra, với tình hình thiên tai xảy ra vào những tháng cuối năm, các doanh nghiệp này đã bắt đầu lên kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu để đảm bảo khả năng sản xuất liên tục của mình.

doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam

Bộ phận sửa chữa và dự phòng: Các thiết bị dự phòng luôn được chuẩn bị sẵn để thay thế những máy móc quan trọng. Các doanh nghiệp này thường sử dụng các gói hợp đồng mua hàng hóa bảo hành trọn đời do chính hãng sản xuất và cung cấp nhằm đảm bảo rằng các sự cố về hư hỏng sẽ được khắc phục trong vòng 48 tiếng. Việc ký kết các hợp đồng bảo hành này cũng giúp lãnh đạo doanh nghiệp quản lý tốt công tác thay thế phụ tùng cho máy móc thiết bị đắt tiền của doanh nghiệp.

Nhân sự và đào tạo: Với nguồn nhân sự quản lý cấp cao từ nước ngoài, các doanh nghiệp này triển khai được một hệ thống quản lý chặt chẽ bằng các công cụ quản lý theo mục tiêu. Công tác đào tạo nhân sự được chú trọng bằng việc xây dựng các quy trình làm việc phù hợp với môi trường tại Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo được khả năng vận hành chuyên nghiệp trong hệ thống toàn cầu của doanh nghiệp.

Tài liệu kỹ thuật: Tất cả hướng dẫn cũng như lịch sử sử dụng máy móc của doanh nghiệp đều được bộ phận bảo trì lưu trữ để đảm bảo cho doanh nghiệp điều tra được bất kỳ sự cố nào xảy ra. Bên cạnh đó, tài liệu kỹ thuật về thông tin sản xuất được sử dụng để hỗ trợ cho bộ phận mua hàng nhằm mua đúng mặt hàng cần thiết phục vụ sản xuất.

hoạt động logistics của doanh nghiệp nước ngoài

Thiết bị hỗ trợ kiểm tra: Các thiết bị hỗ trợ và kiểm tra của doanh nghiệp được đảm nhiệm bởi các kỹ sư bảo trì nhằm đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống máy móc sản xuất cũng như hệ thống nhà kho và xe hàng.

Đối với những máy móc đơn giản, nhân viên bảo hành nội bộ công ty có thể trực tiếp kiểm tra, còn những máy móc đắt tiền và phức tạp phải được người của chính hãng trực tiếp kiểm tra và khắc phục.

Nghiên cứu và cân nhắc áp dụng sơ đồ kiểm soát thông tin do Donald J.Bowersox đề xuất

2. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam từ việc kinh doanh hoạt động Logistics của những doanh nghiệp nước ngoài tại nước ta

Về đáp ứng kịp thời nhu cầu cung ứng và sản xuất

Thành lập được bộ phận điều phối sản xuất để có thể phân luồng được những đơn hàng một cách hợp lý căn cứ vào tình hình chuẩn bị nguyên vật liệu.

Lập thống kê về tình hình sử dụng nguyên vật liệu mỗi năm để có thể dự đoán được tình hình sản xuất cho giai đoạn kế tiếp. Đối với nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài, nên tìm những đại lý có uy tín để nhập khẩu. Việc đảm bảo về chất lượng nguyên vật liệu cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo đầu vào của quá trình sản xuất. Việc thu mua nguyên vật liệu phải đáp ứng 3 yếu tố: đúng mặt hàng, đúng giá và đúng thời điểm.

logistics của doanh nghiệp nước ngoài

Đối với những đơn hàng xuất khẩu, cần có quy cách xếp hàng hợp lý, từ đó sẽ giảm thiểu được hư hại trong quá trình vận chuyển cũng như đảm bảo được hàng hóa của doanh nghiệp không bị gộp chung với những hàng hóa khác khi giao cho đại lý giao nhận.

Về vấn đề đặt lịch tàu, nếu doanh nghiệp có thể đặt được lịch tàu thay cho đại lý giao nhận thì sẽ tự chủ được thời gian giao hàng đến cảng. Hơn nữa, chi phí vận tải trong trường hợp này có thể được giảm bớt.

Tiết kiệm chi phí vận hành quy trình logistics

Cần chú trọng đến việc lựa chọn các đối tác phục trách giao nhận quốc tế phù hợp với các yêu cầu cụ thể. Ngoài giá cước, việc so sánh về thời gian đặt lịch tàu cũng là một điểm cần lưu ý vì nếu hàng hóa nhập khẩu là mặt hàng cần gấp thì lịch tàu chạy có ý nghĩa quan trọng đến sự thành bại trong kinh doanh.

hoạt động logistics

Hạn chế tối đa các chi phí phát sinh không hợp lý trong hoạt động logistics như: chi phí lưu kho, lưu bãi cũng như các chi phí xúc tiến việc nhận hàng thông qua nhiều cách thức khác nhau. Doanh nghiệp cần nắm rõ các chi phí tương ứng với từng hoạt động trong chuỗi quy trình logistics.

Kiểm soát luồng thông tin

Đối với những vấn đề cần thông tin liên đới từ nhiều bộ phận thì mỗi bộ phận có liên quan phải xuất trình chứng từ khi được yêu cầu để đảm bảo đã thực hiện xong phần trách nhiệm của mình, chẳng hạn như khi hàng được bên thứ ba vận chuyển đến kho thì phải có xác nhận vận chuyển để chứng thực rằng đã giao hàng đúng số lượng như trên bề mặt chứng từ, hoặc với việc kiểm tra chất lượng đầu vào thì bộ phận kiểm soát chất lượng phải xuất trình phiếu kiểm tra chất lượng đầu vào để xác thực được số lượng và chất lượng hàng hóa đủ tiêu chuẩn để nhập kho… Những chứng từ này phải được tổng hợp đầy đủ trước khi yêu cầu bộ phận kế toán thanh toán tiền hàng nhập.

Hi vọng những hoạt động Logistics của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, các bạn có thể tham khảo và tránh những lỗi sai, những bất cập vẫn còn đang tồn tại để có thể khắc phục và hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất nhé!

Rate this post