Kho bảo thuế là gì? Những thông tin về kho bảo thuế

kho bảo thuế là gì

Không phải doanh nghiệp nào cũng có kho bảo thuế, bởi đây là một loại kho đặc biệt và chỉ có với doanh nghiệp chuyên sản xuất, xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài. Vậy thật sự, các bạn có định nghĩa như thế nào về kho bảo thuế? Kho bảo thuế là gì, được hiểu thế nào? Cùng Aramex tìm hiểu nhé!

1. Kho bảo thuế là gì? 

Khoản 9, điều 4 luật Hải quan 2014 định nghĩa cụ thể về khái niệm kho bảo thuế. Theo đó, “kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế“. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, các doanh nghiệp có lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, hoặc chuyên về loại hình sản xuất xuất khẩu sẽ xin phép xây dựng kho bảo thuế.

Kho này chuyên dùng để lưu trữ nguyên liệu, vật tư (chưa nộp thuế) nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng hóa để xuất khẩu của chính doanh nghiệp đó.

Thông thường đây sẽ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại nguyên vật liệu lưu tại kho bảo thuế chưa phải nộp thuế nhập khẩu và một số loại thuế khác.Cơ chế hoạt động kho bảo thuế được đặt dưới sự giám sát hải quan đặc biệt. Kho bảo thuế tiếng Anh thường sử dụng thuật ngữ Tax-suspension warehouses.

Xem thêm: Kho CFS là gì?

Depot là gì? 

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Kho bảo thuế lưu hàng hóa gì?

kho bảo thuế

Hàng hóa được lưu trong kho bảo thuế thường đa dạng và không giới hạn về chủng loại (trừ các mặt hàng cấm theo luật). Đó là các nguyên liệu, vật tư mà doanh nghiệp nhập khẩu về để phục vụ cho hoạt động sản xuất các sản phẩm, mặt hàng xuất khẩu sau này.

Tài khoản 158 hàng hóa kho bảo thuế là gì?

Khi làm công việc kế toán quản lý số liệu, xuất nhập tồn kho bảo thuế, bạn sẽ gặp một khái niệm phổ biến: Tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế theo thông tư 200/2014/TT-BTC .

Tại khoản 1 điều 31 thông tư này nêu rõ, tài khoản 158 kho bảo thuế được dùng để theo dõi sự biến động của hàng hóa đưa vào kho bảo thuế (số lượng hàng hiện có, sự tăng hoặc giảm theo từng giai đoạn). Đồng thời, doanh nghiệp có nhiệm vụ phải mở sổ chi tiết nhằm mục đích giám sát giá trị và số lượng của chi tiết các loại nguyên liệu, vật tư mỗi lần xuất nhập.

Xem thêm: Quy trình vận chuyển hàng hóa như thế nào?

Tổng quan về vận chuyển hàng hóa đường hàng không

Nội dung và kết cầu phản ánh của tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế như sau:

  • Bên Nợ: Trị giá vật liệu, nguyên liệu, hàng hóa, thành phẩm trong kỳ đã nhập Kho bảo thuế
  • Bên Có: Trị giá vật liệu, nguyên liệu, hàng hóa, thành phẩm trong kỳ đã xuất Kho bảo thuế
  • Số dư bên Nợ: Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá còn lại cuối kỳ tại Kho

2. Điều kiện và thủ tục thành lập kho bảo thuế bao gồm những gì?

Như đã nói, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự thành lập kho bảo thuế. Điều 27 nghị đinh 154/2005/NĐ-CP quy định, một doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu sau mới có đủ điều kiện để lập kho:

  • Doanh nghiệp được thành lập đúng theo luật định
  • Doanh nghiệp không thuộc diện phải cường chế
  • Doanh nghiệp phải có đầy đủ hệ thống sổ sách chứng từ có thể theo dõi việc xuất nhập kho, xuất nhập khẩu đúng theo quy định pháp luật
  • Vị trí xây dựng kho phải nằm trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp, nơi mà cơ quan hải quan có thể giám sát, quản lý

Ngoài ra, Tổng cục trưởng cục Hải Quan sẽ quyết định vấn đề thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, hoặc tạm dừng, chấm dứt hoạt động của kho Bảo thuế và kho ngoại quan, điểm thu gom hàng lẻ (kho CFS).

Với kho bảo thuế, doanh nghiệp theo đó sẽ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan một cách chặt chẽ, tạo điều kiện cho việc kiểm tra và giám sát kho bảo thuế.

Thời gian lưu hàng trong kho bảo thuế

Điều 61 luật 2 quan quy định, thời gian mà vật tư, nguyên liệu trữ trong kho bảo thuế để phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ không được quá 12 tháng, tính từ thời điểm hàng bắt đầu đưa vào kho.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn gia hạn thêm để đáp ứng cho chu trình sản xuất, có thể liên hệ Chi cục trưởng chi cục Hải quan đang quản lý để xin gia hạn. Thời gian gia hạn sẽ không có tiêu chuẩn sẵn mà sẽ căn cứ vào nhu cầu cũng như tính phù hợp của quá trình sản xuất.

3. Thủ tục Hải quan đối với hàng đưa vào kho bảo thuế

Về cơ bản, thủ tục Hải quan đối với kho bảo thuế sẽ được tiến hành tương tự như đối với thủ tục hải quan dành cho hàng hóa nhập khẩu, nhưng doanh nghiệp sẽ không cần phải làm thủ tục nộp thuế.

Dù chưa thu thuế nhưng các mặt hàng nguyên liệu, vật tư đưa vào kho bảo thuế phải xác định đầy đủ thông tin trên tờ khai hải quan như tên hàng, chủng loại, lượng hàng,…Đồng thời cần cập nhật các thông tin này vào sổ theo dõi đúng quy định.

kho bảo thuế

Đối với hàng hoá gửi kho bảo thuế bị hư hỏng, giảm phẩm chất

Trong trường hợp các nguyên liệu, vật liệu lưu trữ trong kho bảo thuế bị hư hại, giảm chất lượng không còn đủ điều kiện đáp ứng cho việc sản xuất thì sẽ được làm thủ tục tái xuất hoặc tiêu hủy. Trường hợp tiêu hủy thì quy trình như sau:

  • Doanh nghiệp có kho bảo thuế sẽ gửi văn bản đề xuất tiêu hủy đến Cục hải quan. Trong đó nêu rõ các thông tin: Loại nguyên liệu, tên nguyên liệu, số lượng, lý do tiêu hủy, số tờ khai hải quan nhập khẩu, ngày, tháng, năm.
  • Tự doanh nghiệp sẽ tiến hành tiêu hủy. Quá trình này sẽ được cơ quan hải quan, cơ quan thuế và môi trường giám sát.
  • Sau khi tiêu hủy, lập biên bản chứng nhận.

Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu như thế nào?

4. Các quy định khác về kho bảo thuế

Các loại mặt hàng đưa vào kho bảo thuế chỉ dùng cho việc sản xuất hàng xuất khẩu, không được bán vào thị trường Việt Nam, trừ khi được Bộ Thương mại cho phép. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu và tuân theo quy định pháp luật.

Khi có kế hoạch đưa nguyên vật liệu trong kho vào sản xuất, chủ kho bảo thuế cần thông báo cho cơ quan hải quan.
Định kỳ 3 tháng 1 lần, chủ kho bảo thuế sẽ gửi văn bản thông báo cho Cục Hải Quan quản lý kho, báo cáo về tình trạng hàng hóa cũng như tình hình hoạt động của kho.

Chủ kho bảo thuế phải thường xuyên thực hiện chế độ kế toán, thống kê, đồng thời trang bị đầy đủ cơ sở thiết bị phương tiện điện tử và nối mạng với cơ quan Hải quan để phục vụ cho hoạt động giám sát.

Xem thêm: Thông tin cần biết về VMI

Quyền và nghĩa vụ của chủ kho bảo thuế là gì?

kho bảo thuế

Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Hải quan 2014 quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của chủ kho bảo thuế, cụ thể: 

a) Lưu giữ hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;

b) Được sắp xếp, đóng gói lại, di chuyển hàng hóa trong kho bảo thuế;

c) Thông báo trước cho cơ quan hải quan kế hoạch dự kiến đưa nguyên liệu, vật tư trong kho bảo thuế vào sản xuất;

d) Định kỳ 03 tháng một lần, thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan quản lý kho bảo thuế về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho bảo thuế;

đ) Chậm nhất là ngày 31 tháng 01 hàng năm, phải lập bảng tổng hợp các tờ khai hải quan nhập khẩu và số lượng nguyên liệu, vật tư đã đưa vào kho bảo thuế, tổng hợp các tờ khai hải quan xuất khẩu và số lượng hàng hóa đã xuất khẩu trong năm trước đó gửi Cục Hải quan đang quản lý kho bảo thuế.

Bài viết trên Aramex đã giúp bạn hiểu được kho bảo thuế là gì rồi phải không? Không những thế, bài viết còn lưu ý dành cho các bạn về quyền cũng như nghĩa vụ của chủ kho bảo thuế để có thể biết được những việc mình được làm và phải thực hiện những gì. Hãy liên hệ Aramex để được hỗ trợ thông tin tốt nhất nhé!

Rate this post