Kho ngoại quan là gì? Những quy định về kho ngoại quan

kho ngoại quan là gì

Kho ngoại quan là thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu dành cho những người đi làm cần phải biết. Bạn hiểu kho ngoại quan là gì? Những quy định nào được quy định cụ thể về kho ngoại quan, liệu bạn đã bạn chưa? Hãy cùng Aramex tìm hiểu nhé!

1. Kho ngoại quan là gì?

Nếu theo dịch vụ giao hàng, Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

Theo quy định tại Khoản 10, Điều 4 Luật Hải quan năm 2014 thì  Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:

– Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

–  Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác (sau đây viết là Khu công nghiệp).

– Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

Xem thêm: Quy trình vận chuyển hàng hóa là gì? 

Nội dung chứng nhận bảo hiểm bao gồm những gì?

2. Kho ngoại quan lưu hàng hóa là gì?

Chủng loại hàng hóa lưu trong kho ngoại quan rất đa dạng, thuộc nhiều ngành nghề. Từ hàng thực phẩm, đồ gia dụng, may mặc, thiết bị máy móc cho đến linh kiện điện tử,… Miễn sao phù hợp với pháp luật Việt Nam.

kho ngoại quan là gì?

Chức năng kho ngoại quan dùng để lưu trữ các mặt hàng gồm có:

  • Hàng hóa nhập kho chờ hoàn tất thủ tục để đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam
  • Hàng hóa quá cảnh lưu tại kho ngoại quan của Việt Nam để chuẩn bị xuất khẩu sang các nước khác
  • Hàng hóa đã hoàn tất thủ tục hải quan, chuẩn bị xuất khẩu ra nước ngoài
  • Hàng đã hết thời gian tạm nhập, buộc phải tái xuất
  • Hàng hóa có quyết định buộc tái xuất từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Các mặt hàng không được lưu trong kho ngoại quan, bạn cần lưu ý: Các hàng độc hại không được cấp phép; Hàng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường; Hàng lậu, hàng giả, hàng nhái các nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ từ Việt Nam; hàng hóa nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu, trừ khi được Thủ tướng chính phủ cho phép,…

Xem thêm: 

Depot là gì?

Kho CFS là gì?

Kho bảo thuế là gì?

3. Thời hạn thuê kho ngoại quan và hợp đồng 

Trong Luật Hải quan điều 61 quy định, thời hạn tối đa để hàng hóa lưu trữ trong kho ngoại quan không được quá 12 tháng. Tính từ thời điểm hàng bắt đầu gửi vào kho.

Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu có lý do chính đáng sẽ được gia hạn 1 lần không quá 12 tháng. Điều này do Cục trưởng cục Hải quan quản lý kho ngoại quan xem xét và quyết định. Nếu quá thời hạn nêu trên mà chủ hàng hóa không chuyển hàng ra khỏi kho, thì hàng hóa sẽ được thanh lý theo quy định pháp luật.

Những ai được thuê kho ngoại quan? Đó là các thương nhân được phép kinh doanh xuất nhập khẩu, các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Với điều kiện những cá nhân, tổ chức này chứng minh được sản phẩm phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Hợp đồng thuê kho ngoại quan sẽ được chủ hàng và chủ kho ngoại quan trực tiếp thỏa thuận. Theo đó phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Trong đó, nội dung hợp đồng phải thể hiện rõ chủng loại hàng hóa, khối lượng – chất lượng hàng, thời hạn thuê, các hoạt động đi kèm, trách nhiệm của hai bên trong suốt quá trình thuê kho ngoại quan,…

Xem thêm: Chiến lược Push và Pull trong Logistics

4. Các hoạt động trong kho ngoại quan là gì?

Kho ngoại quan để làm gì? Ngoài việc lưu trữ hàng hóa nguyên đai nguyên kiện trong kho ngoại quan chờ để nhập khẩu hay xuất khẩu. Hoạt động trong kho ngoại quan cũng khá đa dạng.

kho ngoại quan

Tùy theo nhu cầu, chủ hàng có thể trực tiếp thực hiện. Ngoài ra cũng có thể ủy quyền bàn giao cho đơn vị chủ quản kho ngoại quan hoặc đơn vị làm thủ tục hải quan làm thay các hoạt động kho ngoại quan sau:

  • Gia cố các kiện hàng
  • Phân loại, bảo dưỡng hàng hóa
  • Chia nhỏ hoặc gộp ghép các loại hàng hóa
  • Đóng gói bao bì hàng hóa
  • Lấy mẫu hàng hóa để cung cấp cho hoạt động quản lý kho ngoại quan hoặc làm thủ tục hải quan.
  • Chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa
  • Đặc biệt đối với các kho hàng chuyên dụng được cấp phép chứa xăng dầu, hóa chất, các hàng hóa đặc thù, thì có thể thực hiện chuyển đổi và pha chế trong phạm vi cho phép. Đảm bảo không gây nguy hiểm cho khu vực xung quanh và các hàng hóa khác.
  • Các thủ tục xuất nhập hàng hóa trong kho ngoại quan.

Hầu hết các hoạt động này đều phải đặt dưới sự giám sát của công chức hải quan.

Ngoài ra, nếu có mong muốn chuyển hàng từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác, cần có sự chấp thuận của Cục trưởng Cục Hải quan quản lý trực tiếp bằng văn bản cụ thể.

Đối với đơn vị cho thuê kho ngoại quan, sẽ tuân theo các điều khoản trong hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký kết với khách hàng.

Theo điều 63 Luật Hải quan, mỗi 3 tháng 1 lần, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải tiến hành kiểm tra hàng hóa đang lưu trữ tại kho. Sau đó gửi văn bản báo cáo tình trạng hàng hóa, tình hình hoạt động của kho cho Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan.

5. Quy định về việc thuê kho ngoại quan

Các quy định về việc thuê kho ngoại quan được quy định dưới đây:

Thuê kho ngoại quan

Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan gồm:

+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Hợp đồng thuê kho ngoại quan:

kho ngoại quan

+ Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuậntheo quy định của pháp luật, trừ trường hợpchủ hàng vừa là chủ kho ngoại quan;

+ Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan;

+ Quá thời hạn thuê kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quannếu chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan hoặc trong thời hạn thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền có văn bản đề nghị thanh lý thì Cục Hải quan tổ chứcthanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Chứng từ bảo hiểm lô hàng là gì? 

Chứng nhận hun trùng là gì? Tại sao lại cần chứng nhận này?

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóanhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan.

Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.

Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuấtkhẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩuvào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan và việc xử lý hàng hóa tồn đọng

Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan

Phương tiện, hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ vào chủng loại hàng hóa gửi kho ngoại quan, tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật của chủ kho ngoại quan để áp dụng biện pháp giám sát phù hợp.

Việc thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan, chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo trước khi thực hiện cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để tổ chức theo dõi, giám sát.

Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan và ngược lại hoặc từ kho ngoại quan đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và ngược lại phải làm thủ tục hải quan và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

Aramex đã giúp bạn tổng hợp toàn bộ kiến thức để giải đáp câu hỏi thắc mắc của các bạn: kho ngoại quan là gì? Hãy thường xuyên cập nhật website của Aramex hoặc liên hệ trực tiếp Aramex để có thông tin tốt nhất!

Rate this post