Logistics là gì? Tại sao Logistics lại quan trọng?

logistics là gì

Như các bạn đã biết, thời đại ngày nay Logistics vô cùng quan trọng, đóng vai trò thiết yếu góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế cho cả nước nhờ công việc này. Vậy bạn đã hiểu Logistics là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào chưa? Hãy cùng Aramex tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Logistics là gì? 

Điều 233 Luật thương mại nói rằng:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

logistics

Logistics là tên gọi của dịch vụ logistics trong khoảng thời gian đầu cụm từ này mới xuát hiện tại Việt Nam. Hiện nay, ngay tại VN, hầu hết những nhà chuyên môn đều đồng ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích logistics vẫn chưa thực sự nhận thức được đầy đủ ý nghĩa về từ logistics hiện đại và do vậy giải pháp là hãy cứ để nguyên từ logistics trong ngôn ngữ nước ta, cũng như marketing, container…

, Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm (một cách khá “ngộ nghĩnh”) theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”.

Vậy chính xác Logistics là gì?

Hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics. Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau:

“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.

Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”

2. Tầm quan trọng của Logistics đối với các doanh nghiệp

logistics là gì

Khi thị trường toàn cầu ngày một phát triển, logistics đóng một vai trò lớn trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Doanh nghiệp nào xây dựng được một hệ thống quản lý logistics hiệu quả, doanh nghiệp đó thắng.

Vậy, Logistics thực chất giúp gì cho các doanh nghiệp?

Logistics giúp các doanh nghiệp giải quyết bào toán đầu vào nguyên vật liệu đến đầu ra sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Logisics giúp giảm chi phí vận chuyển, vận hành, tăng khả năng cạnh tranh.

Rất nhiều doanh nghiệp lớn đã hiểu được tầm quan trọng của logistics và bằng cách tập trung xây dựng, phát triển chiến lược hoạt động logistics mà có những thành công lớn.

Bên cạnh đó, cũng có không ít doanh nghiệp phải điêu đứng chỉ vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics.

Không chỉ có vậy, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing. Bằng cách đưa sản phẩm đến đúng lúc, đúng điểm mà khách hàng đang có nhu cầu nhất, làm thỏa mãn khách hàng.

3. Vai trò của ngành Logistics trong nền kinh tế là gì?

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó những yếu tố bên ngoài như thể chế pháp luật , môi trường kinh doanh, vai trò hỗ trợ của nhà nước … và những yếu tố bên trong , nội tại của doanh nghiệp.

Những yếu tố nội tại thường được nói đến là chất lượng nguồn nhân lực , chi phí lao động, chất lượng sản phẩm…

logistics

Trong khi chi phí lao động chỉ ngày càng tăng chứ không giảm , chất lượng muốn nâng cao đòi hỏi nhiều tiền để đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực cần có thời gian để nâng lên thì một phương thức khác là thông qua việc tổ chức lại quy trình làm việc , sản xuất, cắt giảm các chi phí không cần thiết , hay nói cách khác là vận dụng logistics trong hoạt động của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại , cạnh tranh gia các quốc gia và doanh nghiệp ngày càng gay gắt do việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như sực có mặt của các doanh nghiệp nước ngoài tha gia thị trường, Logistics chính là một công cụ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế riêng của mình để tăng sức cạnh tranh, vượt qua đối thủ bằng việc cắt giảm chi phí và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

4. Tiêu chí đánh giá hoạt động hiệu quả của Logistics là gì?

Đối với quốc gia , hiệu quả của hoạt động logistics có thể đánh giá thông qua các tiêu chí :

  • Chi phí logistics so sánh với GDP hoặc kim ngạch XNK.
  • Doanh thu của dịch vụ logistics so sánh với GDP
  • Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài
  • Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics
  • Thời gian trung bình xử lý các thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa

Đối với doanh nghiệp, hiệu quả của hoạt động logistics có thể đánh giá thông qua các tiêu chí :

  • Thời gian tiếp nhận và hoàn thành một đơn hàng dịch vụ ( thời gian càng ngắn thì hiệu quả càng cao)
  • Chi phí trung bình để hoàn thành một đơn hàng dịch vụ ( Chi phí càng thấp thì hiệu quả càng cao )
  • Số lượng người tham gia để hoàn thành một đơn hàng dịch vụ ( số người càng ýt thì hiệu quả càng cao)
  • Mức độ hài lòng của khách hàng ( thể hiện chất lượng và độ tin cậy của dịch vụ ) .

Hi vọng rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn và hiểu được logistics là gì. Nếu như cần thêm thông tin nào, hãy liên hệ ngay với Aramex nhé!

Rate this post