Mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ như thế nào? Cần lưu ý những gì khi mở tờ khai?

mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ

Với bài viết trước, Aramex đã giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm về nhập khẩu tại chỗ là gì. Từ đây, nó sẽ là bước đệm để giúp các bạn có thể mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ. Vậy cần có những lưu ý gì về quy định mở tờ khai này với mỗi người? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết trên nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu trả nợ thuế hải quan như thế nào?

Incoterms là gì?

1. Cần những điều kiện gì khi mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ?

Hộ kinh doanh cá thể không có mã số thuế và chữ ký số điện tử không đủ điều kiện để mở tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu tại chỗ.

Mới đây, một doanh nghiệp trong khu chế xuất Linh Trung (TP.HCM) ký hợp đồng mua bán với một doanh nghiệp nước ngoài lô hàng trang sức bằng đồng các loại. Doanh nghiệp nước ngoài chỉ định giao hàng cho hộ kinh doanh cá thể Nguyễn Đình Cường tại TP.HCM.

Cuối tháng 7/2018, doanh nghiệp trong khu chế xuất Linh Trung mở tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu tại chỗ. Ông Dương Đình Cường là người nhận hàng tại Việt Nam đề nghị được mở tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ đối ứng theo hồ sơ giấy, vì ông Cường không có mã số thuế và chữ ký số điện tử.

mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ

Tuy nhiên, qua kiểm tra hồ sơ, Chi cục Hải quan khu chế xuất Linh Trung (Cục Hải quan TP.HCM) từ chối mở tờ khai hải quan theo đề nghị vì ông Cường là hộ kinh doanh cá thể không đáp ứng điều kiện mở tờ khai XNK tại chỗ theo Điểm b, khoản 1, Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và không không thuộc trường hợp được khai tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

– Điểm b, Khoản 1 Điều 86 Thông tư Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, quy định: 

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

– Khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, quy định các trường hợp sau đây được khai trên tờ khai hải quan giấy:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới;

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;

c) Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo;

d) Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;

đ) Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 49 Nghị định này;

e) Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;

g) Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.

Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử;

h) Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính./.

Xem thêm: Cơ hội việc làm với ngành Logistics

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất-nhập khẩu tại chỗ được thực hiện theo những bước nào?

1. Trình tự thực hiện:

hải quan

Đối với người xuất khẩu

+ Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu;

+ Bước 2: Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;

+ Bước 3: Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

Đối với người nhập khẩu

+ Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

+ Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

Đối với cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

+ Bước 1: Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

+ Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống.

+ Bước 3: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan

2. Cách thức thực hiện: điện tử

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

* Đối với hàng hóa nhập khẩu:

+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

+ Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

+ Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;

+ Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

hàng hóa

Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;

+ Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử.

* Đối với hàng hóa xuất khẩu:

+ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

+ Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

* Số lượng: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: 

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: 

Tổ chức, cá nhân

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan;

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

Xem thêm: Những bất cập vẫn còn đang tồn tại với ngành Logistics là gì?

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 

Thông quan hàng hóa.

8. Lệ phí (nếu có): 

20.000 đ/tờ khai

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

xuất khẩu tại chỗ

+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

+ Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Không cần yêu cầu hay điều kiện nào.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

+ Khoản 8 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

+ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Trên đây là toàn bộ những thông tin về quy định cách mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ dành cho công ty, doanh nghiệp nào đang cần. Nếu như cần thêm thông tin vận chuyển hay giao hàng nhanh trong cũng như ngoài nước hãy liên hệ ngay với Aramex nhé!

1/5 - (2 bình chọn)