So sánh giữa Logistics và Forwarder? Tại sao giữa chúng lại có điểm khác biệt?

Logistics và Forwarder là cụm từ chuyên ngành được sử dụng khá nhiều và được nhiều người nhắc đến. Vậy các bạn đã hiểu khái niệm cũng như làm sự so sánh giữa Logistics và Forwarder chưa? Hãy cùng Aramex tìm hiểu những điểm khác biệt của chúng nhé.

Xem thêm: Tìm hiểu những thông tin về Logistics

I. So sánh tiêu chí giữa Logistics và Forwarder – Tìm hiểu chung về Logistics và Fowarder 

1. Logistics là gì? Vai trò của ngành Logistics như thế nào trong nền kinh tế?

a. Khái niệm:

“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.

logistics

Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”

b. Vai trò của ngành Logistics

Logistics giúp các doanh nghiệp giải quyết bào toán đầu vào nguyên vật liệu đến đầu ra sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Logisics giúp giảm chi phí vận chuyển, vận hành, tăng khả năng cạnh tranh.

Rất nhiều doanh nghiệp lớn đã hiểu được tầm quan trọng của logistics và bằng cách tập trung xây dựng, phát triển chiến lược hoạt động logistics mà có những thành công lớn.

Bên cạnh đó, cũng có không ít doanh nghiệp phải điêu đứng chỉ vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics.

Không chỉ có vậy, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing. Bằng cách đưa sản phẩm đến đúng lúc, đúng điểm mà khách hàng đang có nhu cầu nhất, làm thỏa mãn khách hàng.

2. Forwarder là gì? Tại sao lại cần sự xuất hiện của Freight Forwarder? 

a. Khái niệm:

Forwarder (hay Freight Forwarder) là thuật ngữ chỉ người (hoặc công ty) làm nghề giao nhận vận tải (forwarding). 

Về cơ bản, Forwarder là một bên trung gian, nhận dịch vụ vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích cuối cùng.

Có thể ngầm hiểu Freight Forwarder như một nhà cung cấp dịch vụ Logistics thuộc bên thứ 3 (Third-party logistics-3PL), họ không vận chuyển hàng hóa mà chỉ đứng ra như một trung gian giúp khách hàng kết nối với đơn vị vận chuyển.

freight forwarder

Họ giúp khách hàng khai báo hải quan, chuẩn bị các chứng từ vận tải, cung cấp các dịch vụ thuê kho bãi và giao hàng,… các thủ tục và quy trình khác nếu như khách hàng không nắm rõ (hoặc không có kinh nghiệm).

Một freight forwarder quốc tế (International freight forwarders) thường xử lý các lô hàng quốc tế, đoán xét được đường đi của dòng hàng hóa.

Xem thêm: Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

b. Tại sao lại cần sự xuất hiện của Freight Forwarders

Nhiều bạn thắc mắc tại sao người xuất khẩu được khuyên dùng sử dụng Forwarder trong việc vận chuyển hàng hóa trong khi chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa qua Fowarder sẽ cao hơn so với việc doanh nghiệp tự thực hiện là bởi vì các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đa số vẫn còn non trẻ, và chưa có nhiều kinh nghiệm về việc vận chuyển hàng hóa ra ngoài biên giới như các thủ tục  và khai báo hải quan, cách thức thông quan, kho bãi,….

Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/ hãng tàu dẫn đến việc dễ bị ép giá.

Còn về vấn đề chi phí, thực tế việc sử dụng Forwarder sẽ giúp các doanh nghiệp (khách hàng) giảm chi phí, đặc biệt là các doanh nghiệp (khách hàng nhỏ lẻ). Forwarder sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng.

Hơn nữa các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ với lượng hàng hóa nhỏ.

II. So sánh sự khác nhau giữa Logistics và Forwarder 

Về tổng thể, ta có thể thấy được khái niệm logistics rộng hơn so với forwarder.

Hoạt động của forwarder thường chỉ gói gọn trong việc vận chuyển hàng theo các phương thức vận chuyển khác nhau từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng.

Logistis thì bao quát hơn, trong lĩnh vực logistics có nhiều hoạt động khác nhau, cung cấp được nhiều dịch vụ khác nhau nhằm hỗ trợ quá trình kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa.

so sánh logistics và forwarder

Có thể nói, forwarder là một phần của logistics, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong dịch vụ logistics.

Không phải công ty logistics nào cũng phải có đầy đủ các dịch vụ như khái niệm bởi có sự hỗ trợ từ nhiều loại công ty khác nhau tương ứng với mỗi loại dịch vụ.

Kể riêng đối với vai trò của forwarder cũng ăn khớp với nhiều khâu trong logistics như làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa, giao nhận hàng hóa,… do vậy nhiều đơn vị forwarder vẫn nhận làm như một công ty logistics để tăng độ uy tín khiến nhiều người.

Xem thêm: Chiến lược Push và Pull được áp dụng như thế nào trong Logistics?

Sự so sánh đầu tiên về dịch vụ cung cấp trong công ty Logistics và Forwarder:

Đơn cử cho hai ví dụ sau:

1. Công ty 1 là công ty Forwarder 

Chuyển hàng nội địa (Trucking)

Liên hệ hãng tàu để thương lượng giá và đặt chỗ (Booking)

Làm các giấy tờ hải quan để thông quan cho lô hàng

Tiến hành đóng hàng của container A chung với các lô hàng có cùng cảng đến trong kho CFS – điểm thu gom hàng lẻ. (Nếu lô hàng có số lượng lớn thì không cần thu gom hàng lẻ đóng hàng chung mà có thể tiến hành vận chuyển nguyên lô)

logistics và forwarder

Liên hệ để xin các loại giấy tờ như Kiểm dịch, Giám định hàng,…

Làm các thủ tục liên quan tại Cảng để đưa hàng hóa lên tàu theo lịch đã booking trước đó.

Làm thủ tục và đóng phí cước để nhận B/L (Bill of Lading)

Tiến hành mua bảo hiểm hàng hóa nếu có yêu cầu

Xin C/O (Certificate of Origin), tức là Giấy chứng nhận Xuất xứ hàng hóa.

Bàn giao lại các chứng từ, hồ sơ liên quan sau khi hoàn thành giao nhận hàng hóa

Công ty 1 cũng có thể làm đại diện cho công ty A để thực hiện các thủ tục khác nếu bên A có yêu cầu.

Trên đây là những việc một công ty forwarder có thể đáp ứng cho bạn. Còn những vấn đề như sản xuất, lưu trữ-quản lý tồn kho, hoạch định về cung cầu, đóng gói, dán nhãn sản phẩm, phân loại sản phẩm cụ thể,… thì sẽ do công ty A tự thực hiện.

So sánh thứ hai giữa Logistics và Forwarder. Công ty 2 là công ty logistics nếu đáp cung cấp các dịch vụ sau

Lưu trữ hàng hóa của bên A, sau đó phân phối chúng theo đơn đặt hàng mà bên A đưa xuống

Phân loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của bên A (đảm bảo về số lượng, khối lượng, quy chuẩn đóng gói,,…)

Dãn nhãn hàng hóa, hướng dẫn sử dụng

Thực hiện Booking hãng tàu. Bên B cũng có thể tự đứng ra để cấp HBL cho bên A (House Bill of Lading – Vận đơn đường biển), sau đó thuê tàu chở hàng sang đích yêu cầu.

forwarder

Vận chuyển bằng đường bộ (trucking)

Làm các thủ tục thông quan cho hàng hóa

Xem xét để thực hiện đóng hàng lẻ (gửi kho CFS) hoặc chuyển nguyên lô

Xin các giấy tờ về kiểm dịch, giám định

Làm thủ tục để đưa hàng lên tàu và đóng cước vận tải

Mua bảo hiểm hàng và xin giấy chứng nhận C/O.

Bàn giao lại chứng từ hồ sơ cho khách hàng khi đã làm xong nhiệm vụ

Nếu có yêu cầu từ bên A, bên B có thể đứng ra làm đại diện để thực hiện các thủ tục khác.

Trong trường hợp này, bên A chỉ cần sản xuất sản phẩm, liên hệ với khách hàng để chốt về số lượng/yêu cầu hàng hóa. Mọi khâu còn lại sẽ do đơn vị cung cấp dịch vụ logistics lên kế hoạch và thực hiện xuyên suốt, tạo nên các giá trị gia tăng cho hàng hóa. Nhằm để chúng được giao đến người nhận trong trạng thái tốt nhất và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được đưa ra trước đó.

Hi vọng qua bài viết trên, Aramex đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về việc so sánh giữa Logistics và Forwarder. Nếu như cần biết thêm thông tin khác về chuyên ngành xuất-nhập khẩu, Logistics,… hãy liên hệ Aramex để nhận thông tin tốt nhất.

Rate this post