S&OP là gì? Tại sao chúng ta phải cần tới S&OP?

s&op là gì

S&OP là gì? Bạn hiểu gì từ viết tắt này chưa? Tại sao chúng ta cần phải sử dụng tới S&OP? … Muôn vàn câu hỏi được đặt ra và gửi tới Aramex, và để giải đáp được thắc mắc này cho các bạn, hãy cùng Aramex tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Supply Chain là gì?

Logistics là gì?

Incoterms là gì?

Tổng quan S&OP – S&OP là gì?

S&OP là viết tắt của từ Sales & Operation Planning. S&OP liên quan tới sales và cách vận hành để đạt được mục đích kinh doanh.

S&OP là khi cả bộ phận công ty cùng ngồi lại, cùng thỏa thuận, cùng thống nhất với nhau để lên kế hoạch cho hoạt động kinh doanh, cùng ra quyết định sao cho hiệu quả nhất cho công ty.

Mỗi bộ phận đều có một bản kế hoạch riêng của mình. Sales có một bản, Marketing một bản, Finance một bản. Chưa kể, toàn công ty lại có một bản kế hoạch tổng. S&OP sẽ mang các bản kế hoạch riêng lẻ, rời rạc của mỗi phòng ban để tập hợp, kết nối lại với nhau, đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

s&op là gì

Bên cạnh đó, các kế hoạch này có tính xoay vòng, lặp lại liên tục. Tại sao lại phải xoay vòng? Để trả lời câu hỏi này cần trả lời một câu hỏi khác: Mình có thường xuyên đi bán hàng hay không? Mình đi bán mỗi ngày hay bán theo mùa, ví dụ: tết, quốc khánh? Mục tiêu mình nhận là cả năm hay một mùa mà thôi?

Vì mình phải hoạt động liên tục, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi tuần. Do đó, mình cần phải có quy trình để chạy theo liên tục.

Có thể nói, S&OP là để cân bằng giữa cung và cầu, tạo một điểm gặp nhau giữa cung với cầu, ở một chi phí và mức độ đầu tư hợp lý nhất. Nó không đem lại tổn thất nào cho công ty mà sẽ tối ưu hóa, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

Xem thêm: 5 phương pháp Supply Chain Analytics được sử dụng với mỗi doanh nghiệp

Tại sao chúng ta phải sử dụng S&OP? Vai trò của S&OP trong thực tiễn là gì?

Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề trong hoạt động kinh doanh nếu không có sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với nhu cầu khách hàng. Không ít doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam hiện đang áp dụng công cụ S&OP (Sales and Operation Planning – Hoạch định phối hợp sản xuất và bán hàng) để kiểm soát hiệu quả của chuỗi cung ứng với chi phí tối ưu.

Khi không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ không thể giao hàng đúng hẹn và sẽ phải trả thêm nhiều khoản chi phí do thuê nhân công làm thêm giờ, mua nguyên vật liệu khẩn cấp bằng đường hàng không, giao hàng gấp… Đó là chưa kể chất lượng sản phẩm sẽ không được ổn định.

Vì doanh nghiệp phải mua nguyên vật liệu từ những nhà cung cấp khác để bảo đảm tiến độ giao hàng, rủi ro mất khách hàng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ngược lại, nếu dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu, trang thiết bị và công suất sản xuất quá lớn so với nhu cầu của khách hàng và thị trường thì giá thành sản phẩm không thể cạnh tranh so với đối thủ do chi phí sản xuất, khấu hao máy móc, lãi suất ngân hàng cao. Trong trường hợp này, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng và hoạt động kinh doanh sẽ gặp nhiều rủi ro.

Lý do khiến doanh nghiệp chưa cân bằng giữa khả năng đáp ứng của mình với nhu cầu thị trường là do chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược kinh doanh với kế hoạch thực hiện trong từng bộ phận của doanh nghiệp. Một nguyên nhân khác là do kế hoạch giữa các bộ phận tách rời nhau, chưa có sự phối hợp và thống nhất. Chẳng hạn, kế hoạch bán hàng đưa ra chỉ dựa trên thông tin từ khách hàng và thị trường mà bỏ qua khả năng đáp ứng thực tế trong sản xuất và ngân sách tài chính của doanh nghiệp.

Quy trình S&OP được diễn ra như thế nào? – Tìm hiểu về những thông tin về S&OP là gì?

Quy trình S&OP sẽ được đánh giá lại vào mỗi tháng, thông qua một chuỗi các cuộc họp. Trong đó, mỗi cuộc họp sẽ thảo luận ở một cấp độ thông tin khác nhau. Điểm cần lưu ý ở đây là, lên kế hoạch càng sớm, thì kế hoạch càng lên được tổng thể. Còn nếu để gần sát chương trình Promotion mới lên kế hoạch thì công ty sẽ có khuynh hướng lên kế hoạch một cách chi tiết hơn, không thấy được bức tranh tổng thể.

Các cuộc họp sẽ được chia ra làm 3 mảng chính:

s&op

+ Cuộc họp về kế hoạch ngắn hạn và thực thi trước mắt từ ngày họp đến 3 tháng tới.

Với cuộc họp này, những đơn vị tham gia là bộ phận Supply Chain, Sales, Trade Marketing để thực thi các kế hoạch trước mắt. Các kế hoạch được triển khai chi tiết hơn, xuống tới vùng, miền, các outlet. Các cuộc họp này sẽ không tập trung để xác định nhu cầu.

Supply Chain sẽ thông báo có bao nhiêu hàng hóa để chạy. Sales sẽ thông báo kế hoạch bao phủ, tập trung vào đâu để logistics có hàng hóa ở đó. Trade Marketing sẽ có được một khoản tiền và phân bổ ngân sách đầu tư cho từng kênh.

+ Cuộc họp về kế hoạch trung hạn từ 4 đến 12 tháng tới.

Ở cuộc họp này, team Marketing, Trade Marketing và Finance sẽ tham gia. Nội dung nhằm xác định nhu cầu thị trường. Từ 4 đến 12 tháng tới, các team sẽ xem có sự kiện gì sẽ diễn ra. Các sản phẩm nào của công ty có thể ăn theo mùa đó.

+ Cuộc họp về kế hoạch dài hạn từ 3 đến 5 năm tới.

Cấp độ cuộc họp này, các ban lãnh đạo sẽ ngồi lại với nhau để lên chiến lược dài hạn cho 3 đến 5 năm tới. Sẽ tập trung vào phân khúc nào của thị trường? Sẽ đánh vào đối tượng nào? Sẽ chú trọng vào các hoạt động của đối thủ nào? Và sẽ đầu tư bao nhiêu? Sẽ tăng trưởng bao nhiêu phần trăm? Chiếm bao nhiêu thị phần?

10 chỉ số để đánh giá được hiệu quả S&OP trong công việc là gì?

1. Phần trăm chính xác của dự báo(%)

2. Tỷ lệ giao hàng đúng và đủ (%)

3. Tỷ lệ đơn hàng tồn đọng (%)

4. Tỷ lệ giao hàng đúng và đủ do thiếu hàng tồn kho (%)

5. Tỷ lệ giao hàng chính xác về chủng loại và địa điểm (%)

6. Tỷ lệ hữu dụng sản xuất (%)

7. Tỷ lệ hữu dụng kho bãi (%)

8. Lượng hàng tồn kho thành phẩm theo giá trị (ngày)

9. Lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu theo giá trị (ngày)

10. Chi phí vận chuyển (đồng/sản phẩm)

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn có thể giải đáp được thắc mắc về S&OP là gì! Nếu cần tìm thêm khối lượng thông tin kiến thức nào, hãy liên hệ Aramex để được hỗ trợ.

Rate this post