Supply Chain là gì? Tổng quan thông tin về Supply Chain

supply chain là gì

Supply Chain ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc hỗ trợ, phát triển mỗi doanh nghiệp. Vậy chính xác để hiểu về Supply Chain là gì, liệu chăng bạn đã biết? Hãy cùng tìm hiểu với Aramex qua bài viết này nhé.

Xem thêm:

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Cơ hội nghề nghiệp với ngành học Supply Chain

Supply Chain là gì?

Theo Lee & Bilington, Chuỗi Cung Ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối (The evolution of Supply Chain Management Model and Practice).

supply chain là gì

Còn theo Ganeshan & Harrison thì Chuỗi Cung Ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi Cung Ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng” (Introduction to Supply Chain Management)

Chuỗi Cung Ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia vào quy trình sản xuất, vận chuyển và bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng, một cách trực tiếp hay một cách gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng ’. Chuỗi Cung Ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn các công ty vận tải (logistics), kho vận, nhà bán lẻ và khách hàng của nó.”

Xem thêm: SKU là gì?

Vai trò của SupplyChain đóng góp đối với mỗi doanh nghiệp là gì?

Ví dụ đơn giản trên cũng cho ta thấy vai trò cực kỳ quan trọng của Chuỗi Cung Ứng tại các doanh nghiệp. Chuỗi Cung Ứng hiện nay có vai trò rất lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Hoạt động quản trị Chuỗi Cung Ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa của doanh nghiệp.

Quản lý Chuỗi Cung Ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.

Nói chung, quản lý Chuỗi Cung Ứng gồm quản lý cung và cầu trong toàn hệ thống của các doanh nghiệp. Nhờ quản lý Chuỗi Cung Ứng hiệu quả, những tập đoàn tầm cỡ thế giới như Dell và Wal-Mart đạt được từ 4% — 6% lợi nhuận cao hơn so với đối thủ, một lợi thế cạnh tranh không nhỏ tí nào.

Thực hiện tốt hoạt động quản lý Chuỗi Cung Ứng, đảm bảo được đầu vào và đầu ra của hàng hóa. Ở đầu vào, lượng hàng hóa của doanh nghiệp được dự báo đúng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường, giảm lượng tồn kho của hàng hóa, giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Ở đầu ra của sản phẩm, sản phẩm cung cấp đủ cho thị trường, đem lại tiến triển về doanh thu, đảm bảo doanh thu ở mức tốt nhất. Ngoài ra, quản lý tốt Chuỗi Cung Ứng còn đem lại những hiệu quả về hoạt động logistics và hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất, đảm bảo “độ tươi” của hàng hóa, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Xem thêm: Ship hàng là gì? 

Ship COD là gì?

Lợi ích của quản trị Suppy Chain là gì? 

Nhìn chung, vai trò hoạt động quản trị Chuỗi Cung Ứng sẽ đem lại những lợi ích sau:

supply chain

  • Chi phí cho Chuỗi Cung Ứng scm giảm từ 25–50%
  • Lượng hàng tồn kho giảm từ 25–60%
  • Độ chính xác trong việc dứ báo sản xuất tăng từ 25–80%
  • Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng lên 30–50%
  • Tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20%

Đối với doanh nghiệp Việt Nam với mô hình kinh doanh vừa và nhỏ thì để có một bộ phận chuyên trách Chuỗi Cung Ứng là rất khó.

Rõ ràng yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp cạnh tranh thành công ngày nay hoặc là sẵn sàng đầu tư 1 bộ phận quản lý Chuỗi Cung Ứng hoặc tìm kiếm các đơn vị chuyên phụ trách từng khâu như tìm hàng, nhập hàng, xuất hàng, vận chuyển hàng, chuyển tiền. Làm tốt được điều này là doanh nghiệp đó đã hơn đối thủ rồi. Điều này đặc biệc quan trọng trong ngành nông nghiệp ở nước ta.

Khác biệt giữa Supply Chain và Logistics là gì?

Sự khác biệt của Logistics và Supply Chain (Chuỗi Cung Ứng) được mô tả dưới bảng sau:

Tiêu chí Logistics Supply Chain (Chuỗi cung ứng)
Mục tiêu Giảm chi phí logistics, tăng chất lượng dịch vụ. Giảm chi phí toàn thể, tăng hoạt động bên ngoài như hợp tác và phối hợp với các đối tác khác. Do đó tăng hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.
Công việc Vận tải, kho bãi, dự báo, giao nhận, dịch vụ… Gồm tất cả hoạt động của logistics và các hoạt động khác như: quản trị nguồn cung, sản xuất, hợp tác với khách hàng.
Phạm vi hoạt động Trong lòng doanh nghiệp. Cả trong và ngoài.
Tầm ảnh hưởng Ngắn, trung hạn. Dài hạn.

Thực trạng áp dụng Suppy Chain ngày nay – Tìm hiểu những thông tin liên quan đến Supply Chain, định nghĩa về Supply Chain là gì?

Thực trạng các sản phẩm nông nghiệp hiện nay ở nước ta là niềm tin. Khi cả người tiêu dùng trong nước lẫn nước ngoài lo ngại về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Do đó, cần nhanh chóng lấy lại niềm tin cho người tiêu dùng trong nước trước khi thị phần nông sản Việt rơi dần vào tay những sản phẩm ngoại nhập. Ngoài ra, cần phải nói thêm vấn đề lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Khi so sánh về giá giữa hai sản phẩm, đa số có xu hướng chọn mặt hàng rẻ hơn, dù mức chênh lệch là không nhiều. Điều này vô tình tạo nên xu hướng cạnh tranh không lành mạnh khi một số nhà sản xuất vì muốn hạ giá bán mà bỏ qua một số công đoạn cần thiết hay lựa chọn những đối tác kém chất lượng trong nhiều khâu liên quan. Từ đó, việc lựa chọn sản phẩm giá rẻ lại tạo tác động tiêu cực lên người tiêu dùng.

chuỗi cung ứng

Tuy nhiên, nếu so sánh hai sản phẩm lần nữa mà bên mắc hơn vì có được các tem, nhãn dán đảm bảo nguồn gốc, chất lượng thì ắt hẳn người tiêu dùng sẽ chọn mặt hàng này. Tất nhiên, các tem, nhãn kia cũng phải được xây dựng trên một nền tảng đáng tin cậy và có thể liên tục được kiểm chứng.

Bên cạnh việc lấy lại vị thế trong nước thì việc tạo niềm tin cho nông sản Việt đi ra biển lớn cũng là vấn đề phải được quan tâm. Đối với các thị trường phát triển như Mỹ, châu Âu,…thì tiêu chuẩn sản phẩm có thể nhập khẩu vào đây mà họ đề ra là rất cao.

Trong đó, thực phẩm có lẽ đứng đầu danh sách này, bởi tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Có thể thấy, nếu gia tăng xuất khẩu vào được các thị trường này, thu nhập của người làm nông sẽ được cải thiện rất nhiều, góp phần phát triển đất nước. Tuy nhiên điều này là không dễ và chúng ta đã không ít lần chứng kiến cảnh sản phẩm Việt bị từ chối, phải trả ngược về nước vì lý do an toàn thực phẩm, làm hao tổn các khoản chi phí trước đó như đóng gói hay vận chuyển của doanh nghiệp chủ quản.

Chính vì vậy, hãy cùng trở lại với tính cấp thiết của việc phát triển quản lý Chuỗi Cung Ứng trên nền tảng Blockchain. Với các ưu điểm như tính minh bạch hay tính bất biến. Giải pháp này chính là tương lai trong việc quản lý Chuỗi Cung Ứng.

Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain) bằng công nghệ Blockchain là gì?

Ngoài ứng dụng cơ bản nhất của Blockchain là tiền điện tử thì một ngành sớm sẽ được áp dụng công nghệ Blockchain là quản lý chuỗi cung ứng.

supply chain được hiểu là gì

Thực trạng toàn cầu

Factom, IBM và Skuchain là những công ty có bước đi sớm trong việc áp dụng Blockchain để quản lý chuỗi cung ứng. Hệ thống chứng thực & xác minh tài liệu của Factom có thể sử dụng cho các tài liệu liên quan đến logistics. IBM đang hợp tác với Maersk để tạo ra một công ty vận tải – cung ứng dựa trên Blockchain. Skuchain và NTT Data kết hợp Blockchain và IOT trong quản lý chuỗi cung ứng.

Ngoài ra còn có một số nỗ lực đáng chú ý khác nhằm áp dụng Blockchain cho ngành hậu cần. Hyperledger sử dụng công nghệ sổ cái phân tán để đem lại tính năng truy tìm nguồn gốc hàng hóa cho ngành công nghiệp hải sản. Blockchain của Everledger theo dõi chuỗi cung ứng kim cương và trang sức, góp phần xác minh tính hợp lệ của những mặt hàng xa xỉ này. (Everledger cũng phát hành một Blockchain cho các loại đá quý – sẽ cập nhật – người viết). UPS và FedEx đang thử nghiệm Blockchain cho ngành hậu cần.

Lợi ích

Áp dụng Blockchain để quản lý chuỗi cung ứng giúp hạn chế sai sót, giảm thiểu chậm trễ và gian lận, cải tiến quản lý hàng hóa/kho bãi, xác định chính xác và giải quyết nhanh sự cố nếu có. Điều này sẽ giúp cả người bán, người tiêu dùng hay các bên trung gian.

Người bán có thể theo dõi tốt hơn chi phí và khả năng cung ứng, ước tính thời gian giao hàng theo nhiều tuyến vận tải và đưa ra quyết định thông minh hơn. Nhà cung cấp dịch vụ vận tải có thể thông báo chi tiết về khả năng đáp ứng và tuyến đường sẵn có đồng thời giảm thời gian vận chuyển và chi phí. Người tiêu dùng sẽ biết sản phẩm của họ đến từ đâu và sẽ hưởng lợi từ việc giảm chi phí và thời gian vận chuyển.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Supply Chain là gì, giúp bạn hiểu hơn về Supply Chain. Aramex luôn hỗ trợ cho bạn những thông tin, dịch vụ tốt nhất, nếu cần thêm thông tin nào, hãy alo ngay tới hotline của Aramex để được hỗ trợ!

Rate this post