Thủ tục xuất khẩu chè khô Việt Nam sang nước ngoài

xuất khẩu chè khô

Việt Nam được thiên nhiên ban tặng vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên rất tốt, phục vụ cho công việc phát triển nông nghiệp, những cây công nghiệp phát triển rất mạnh; trong đó có chè khô. Chính vì những điều kiện thuận lợi nên việc phát triển cây chè rất tốt, vậy thủ tục xuất khẩu chè khô của nước ta sang nước ngoài như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng Aramex nhé.

Xem thêm: Xuất khẩu Cà phê – Mặt hàng xuất khẩu phát triển nhất!

Xuất khẩu gạo Việt Nam như thế nào?

Chè phải chăng là thức uống độc đáo khiến những người bạn Quốc tế “mê mẩn” và phát triển rất mạnh việc xuất khẩu chè khô Việt Nam?

Nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam, người ta không chỉ nói về sự đa dạng trong các cách thưởng thức món ăn hàng ngày của người Việt, và các cách chế biến đến nguyên liệu của món ăn ra sao mà cách uống cũng có nhiều sự đến lạ kì!

Uống là một nhu cầu cần thiết của con người nhằm duy trì sự cân bằng trọng lượng cơ thể, đảm bảo nước cho sự phát triển của con người, người ta có thể nhịn ăn ba ngày nhưng không thể không uống nước được. Trong cách uống của người Việt Nam, phải kể đến cái thú uống nước chè (trà) là một cái thú có từ lâu trên đất nước ta, cho đến nay nó vẫn là một trong những điểm nổi bật trong văn hoá ẩm thực dân tộc.

xuất khẩu chè khô

Cái thú uống nước chè để bắt đầu câu chuyện, bắt đầu của một ngày mới, trong những buổi làm đồng áng vất vả có chén trà xanh, rồi lãng mạn cao hứng thì vừa uống trà vừa ngâm thơ, âu đó là một cái nét đẹp trong cách uống trà vậy.  Mỗi khi cái tên Thái Nguyên được nhắc đến, gợi cho nhiều người về một vùng đất có một bề dày truyền thống cách mạng, vốn là một ATK của Đảng và Bác Hồ trước và sau cách mạng Tháng Tám. Với Hồ Núi Cốc, Đền Đuổm, con Sông Công…song cái đặc sắc nhất đóng góp vào văn hóa của vùng là cây chè và các sản phẩm từ chè.

Đất Thái Nguyên có điều kiện cho cây chè phát triển và nó thực sự trở thành một sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Khác với các vùng đất trồng chè khác của đất nước, chè Thái Nguyên đã trở thành một “thương hiệu” nổi tiếng được người tiêu dùng đánh giá cao. Đất Thái Nguyên, đặc biệt là vùng chè đặc sản Tân Cương được coi là một trong những vùng cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng. Đây chính là vùng đất chè truyền thống của tỉnh. Sản phẩm chè của quê hương được đem đi khắp các vùng miền và cả thị trường nước ngoài, được những người sành chè và nhiều thị trường khó tính chấp nhận. Để có được điều hạnh phúc và tự hào đó, Chè Thái Nguyên đã thực sự tự mình làm cho mình “đứng” được trong lòng người tiêu dùng. Điều đặc biệt là khi các loại chè được nhập khẩu từ nước ngoài về đây trồng như Bát tiên, Ô long… sau một thời gian dần dần bị “nội hóa”, trở thành “chè Tân Cương” “chè Thái Nguyên”. Sở dĩ ở Tân cương có những loại chè ngon cũng bởi một phần chất đất ở đây được trời phú cho tươi tốt và có “duyên” với cây chè. Cũng chả vì thế mà mỗi khi người ta nhắc đến hai chữ Thái Nguyên, đâu chỉ là vùng đất gang thép, đâu chỉ là một thành phố công nghiệp, mà còn được biết đến một sản phẩm không có vùng đất nào của Tổ quốc có được, đó chình là “chè xanh”. Khi vỡ lẽ, du khách mới “à” lên một tiếng! “Có chè nữa”.

Những thủ tục nào cần thiết để có thể xuất khẩu chè khô Việt Nam? 

Mã HS Code dành cho việc xuất khẩu mặt hàng nông sản chè khô Việt Nam: 

Mặt hàng nông sản nói chung, và chè đen, chè khô nói riêng được khuyến khích xuất khẩu. Do đó, hàng không thuộc quản lý chuyên ngành về hải quan khi làm thủ tục thông quan.

Mã HS code chè có thể tham khảo nhóm 0902.

Doanh nghiệp xuất khẩu làm thủ tục thông quan bình thường, không phải xin giấy phép.

Xem thêm: Incoterms là gì? 

Thủ tục hải quan dành cho các doanh nghiệp cần dùng để có thể xuất khẩu chè khô: 

Hồ sơ hải quan xuất khẩu chè theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).

Quá trình đính kèm chứng từ, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm các chứng từ sau:

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu ủy thác)

Khi làm thủ tục thông quan, cơ quan hải quan có thể yêu cầu doanh nghiệp xuất trình các chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng xuất khẩu.

Đối với công việc xuất khẩu, các bạn cần chú ý những giấy tờ gì đi kèm đối với mặt hàng nông sản này của nước ta?

chè khô

Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Bill of Lading/Air waybill
  • Fumigation certificate
  • Phytosanitary certificate
  • Certificate of Health
  • Certificate of Quality/Quantity
  • Certificate of Origin

Xem thêm: Vận tải đa phương thức là gì? 

Hãy lưu ý những thủ tục, giấy tờ hải quan với việc xuất khẩu chè khô để có thể phục vụ thật tốt công việc của mình nhé. Aramex chúc bạn thành công.

Rate this post