Nội Dung
Bạn đã biết và hiểu về C/O form D là gì chưa? Để giúp các bạn hiểu sâu hơn và rõ hơn về vấn đề này hãy cùng Aramex tìm hiểu qua bài viết này để có thể biết nhiều hơn về C/O form D nhé.
Xem thêm: C/O là gì?
Tìm hiểu ngắn gọn về khái niệm C/O form D – C/O form D là gì?
C/O Form D – một trong những thủ tục bắt buộc khi tiến hành giao dịch hàng hóa với cách doanh nghiệp nước ngoài. Hay chính xác là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông hành trên thi trường ASEAN.
C/O Form D xuất hàng qua những quốc gia nào? – C/O form D là gì?
C/O form D áp dụng cho hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT. Khi người nhập khẩu xuất trình được C/O form D với cơ quan hải quan, họ sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu (đối với phần lớn mặt hàng thì thuế nhập khẩu là 0%). Chính vì thế, khi xuất khẩu hàng đi các quốc gia Đông Nam Á, nhà nhập khẩu luôn yêu cầu nhà xuất khẩu phải cung cấp C/O này. Đây là một lợi thế và thúc đẩy giao thương trong khối ASEAN phát triển.
C/O form D được sử dụng khi nào và trong những điều kiện nào? – Những điều kiện đó là gì?
Hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D – là hàng hóa phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định tại Hiệp định CEPT, bao gồm:
- Hàng hóa có chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất kỳ một nước thành viên ASEAN nào trong thành phần của hàng hóa
- Được vận tải trực tiếp từ một nước thành viên này đến một nước thành viên khác (Nước xuất khẩu là thành viên ASEAN và nước nhập khẩu là thành viên ASEAN). Gồm có các trường hợp
- Hàng được vận chuyển qua bất kỳ lãnh thổ của một nước ASEAN nào
- Hàng được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên ASEAN nào khác (hàng đi thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu)
- Hàng hóa được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian kế cận ASEAN, không phải là thành viên ASEAN, có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó, với điều kiện:
ĐK 1: Quá cảnh là cần thiết vì do địa lý hay do yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng; Ví dụ: Hàng từ Philippines qua Hong Kong đến cảng Hải Phòng
ĐK 2: Hàng hóa không được mua bán hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó.
ĐK 3: Không được có những thao tác gì tác động đến hàng hóa tại nước quá cảnh ngoài việc dở hàng và tái xếp hàng hoặc những công việc cần thiết để giữ hàng trong điều kiện đảm bảo.
Quy trình cấp C/O form D là gì?
1. Hướng dẫn chung
Nhà xuất khẩu sản phẩm đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi viết đơn gửi Công ty Giám định xuất xứ hàng hóa, để được kiểm tra xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu. Kết quả của việc kiểm tra này có thể được xem xét lại định kỳ hoặc bất cứ khi nào thấy cần thiết, sẽ được chấp nhận là chứng cứ hỗ trợ để xác định xuất xứ hàng hóa được xuất khẩu cho sau này. Có thể không áp dụng kiểm tra đối với một số hàng hóa có xuất xứ dễ xác định.
Khi làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa được hưởng ưu đãi, nhà xuất khẩu phải nộp đơn xin cấp Giấy chứng xuất xứ cùng với các chứng từ cần thiết chứng minh hàng hóa xuất khẩu đủ tiêu chuẩn để được cấp mẫu D.
Cơ quan có thẩm quyền của Chính Phủ được giao cấp Giấy chứng nhận mẫu D sẽ kiểm tra cụ thể từng trưỡng hợp, nhắm đảm bảo rằng:
Đơn xin và Giấy chứng nhận mẫu D đã được khai đúng, đủ và được người có thẩm quyền ký;
Xuất xứ của hàng hóa tuân thủ quy chế xuất xứ.
Các lời khai khác trong Giấy chứng nhận mẫu D phù hợp với các chứng từ kèm theo
Quy cách, số lượng và trọng lượng hàng hóa, mã hiệu và số lượng kiện hàng, số lượng và các loại kiện hàng được khai phù hợp với hàng hóa xuất khẩu.
2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O form D
Đơn xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D do Giám đốc ký. (bàn chính)
Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D do Bộ Thương mại ban hành đã được khai hoàn chỉnh do Thủ trưởng đơn vị ký. (bản chính)
Bản photo Form D đã khai:
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D do một Công ty kinh doanh giám định hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện (Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa do Công ty kinh doanh dịch vụ giám định cấp) (bản chính)
- Tờ khai hải quan đã thanh khoản; (bản sao)
- Hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói; (bản sao)
- Vận đơn; (bản sao)
- Hợp đồng (và các phụ kiện hợp đồng có liên quan) (bản sao)
Lưu ý:
- Các loại giấy tờ sử dụng bản sao đồng thời đem theo bản chính để đối chiếu.
- Đối với một số loại hàng hóa mà do bản chất (như nông sản, thủy sản tươi sống …) có thể dễ dàng xác định xuất xứ thuần túy tại Việt Nam thì doanh nghiệp có thể làm văn bản cam kết về xuất xứ hàng hóa do doanh nghiệp xuất khẩu thay cho Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
3. Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O form D
Giấy chứng nhận mẫu D phải theo đúng mẫu do Bộ thương mại phát hành và phải làm bằng tiếng Anh.
Bộ Giấy chứng nhận mẫu D gồm 01 bản gốc và ba bảng sao carbon (carbon copy) có màu như sau:
- Bản gốc (Original): Màu tím nhạt (light violet)
- Bản sao thứ hai (Duplicate) Màu da cam (Orange)
- Bản sao thứ ba (Triplicate) Màu da cam (Orange)
- Bản sao thứ tư (Quadruplicate) Màu da cam (Orange)
Mỗi bộ Giấy chứng nhận có tham chiếu riêng của mỗi địa điểm hoặc cơ quan cấp.
Bản gốc và bản sao thứ ba được nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu; bản sao thứ hai được cơ quan có thẩm quyền cấp giữ lại; bản sao thứ tư được nhà xuất khẩu giữ lại;
Sau khi nhập khẩu hàng hóa, bản sao thứ ba sẽ được đánh dấu thích hợp vào ô thứ tư và gửi lại cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng xuất xứ hàng hóa trong khoảng thời gian thích hợp.
4. Thời hạn cấp đối với C/O form D
Theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi, thì CO sẽ được cấp phát trong vòng 3 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp đầy đủ và hợp lệ hồ sơ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về C/O form D là gì dành cho các bạn. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin nào, hãy liên hệ Aramex để được hỗ trợ.