Nội Dung
Khi làm hợp đồng ngoại thương, rất nhiều các bạn phải cần để ý tới. Trong đó đặc biệt là điều khoản miễn trách trong hợp đồng mà các bạn không thể nào sơ xuất bỏ qua. Vậy điều khoản này được thể hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng Aramex nhé.
Xem thêm: Soạn thảo một bản hợp đồng ngoại thương như thế nào?
Điều khoản miễn trách thể hiện trong hợp đồng: Những điều khoản trước mắt cần cẩn trọng trong soạn thảo, đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng thương mại
Ngoài những điều khoản quan trọng về giá cả, chất lượng hàng hóa, vận chuyển, thanh toán… thì những điều khoản dưới đây dễ bị các DN hay “chủ quan” nên dễ thua thiệt khi xảy ra tranh chấp.
– Điều khoản Hiệu lực hợp đồng:
Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ…), các bên cần hết sức lưu ý điều này bởi vì hợp đồng có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Liên quan đến hiệu lực thi hành của hợp đồng thương mại thì vấn đề người đại diện ký kết (người ký tên vào bản hợp đồng) cũng cần lưu ý. Người ký phải có thẩm quyền ký hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền hợp lệ. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người đại diện được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư. Cùng với chữ ký của người đại diện còn phải có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Xem thêm: Điều khoản khiếu nại trong hợp đồng ngoại thương
– Điều khoản Phạt vi phạm hợp đồng
Thông thường, với những đối tác (bạn hàng) có mối quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, uy tín của các bên đã được khẳng định trong một thời gian dài thì họ không quy định (thoả thuận) điều khoản này. Còn trong các trường hợp khác thì nên có thoả thuận về phạt vi phạm.
DN cần ghi chuẩn xác là phạt hay bồi thường nếu một trong hai bên vi phạm HĐ. Nếu phạt HĐ thì mức phạt tối đa là 8% giá trị vi phạm (không phải giá trị hợp đồng như lâu nay mọi người lầm tưởng). Do vậy, các bên khi thoả thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu ghi nhiều hơn thì phần phần vượt quá được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu.
Trong HĐ thương mại, nếu không có điều khoản cụ thể về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Tất cả những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc như: biên bản xác nhận, hóa đơn, tài liệu kỹ thuật, xuất xứ, kết quả giám định, xác nhận của nhân chứng, hình ảnh, thông tin liên quan bằng bản gốc… phải thật chuẩn xác và rõ ràng.
Muốn phạt vi phạm, bên nguyên đơn phải chứng minh được hành vi vi phạm. Còn đòi bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
– Điều khoản Giải quyết tranh chấp:
Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thoả thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:
Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thương nhân với các tổ chức, cá nhân khác không phải là thương nhân khi có tranh chấp thì do Toà án có thẩm quyền giải quyết. Các bên không thể lựa chọn Trọng tài để giải quyết.
Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân với thương nhân khi có tranh chấp thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Toà án; nếu có sự tham gia của thương nhân nước ngoài thì các bên còn có thể lựa chọn một tổ chức Trọng tài của Việt Nam hoặc lựa chọn một tổ chức Trọng tài của nước ngoài để giải quyết.
Khi các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thì thoả thuận phải nêu một tổ chức Trọng tài cụ thể, ví dụ: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam”. Nếu chỉ thoả thuận chung chung là: “trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài” thì thỏa thuận này vô hiệu.
Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: Cần lựa chọn luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp là luật của bên mua hay là luật của bên bán hay là luật quốc tế. Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Nhằm tránh rủi ro vì thiếu hiểu biết luật pháp của nước ngoài hay pháp luật quốc tế, thương nhân Việt Nam nên chọn luật Việt Nam để áp dụng cho việc thực hiện và giải quyết tranh chấp HĐTM.
Xem thêm:
Điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương
Điều khoản giao hàng trong hợp đồng ngoại thương
Điều khoản miễn trách được quy định cụ thể như thế nào trong hợp đồng ngoại thương?
Một số lưu ý về điều khoản miễn trách, chúng tôi sẽ hướng dẫn ngay dưới đây.
1. Cách quy định một tường hợp được xem là bất khả kháng – Quy định về điều khoản miễn trách bạn cần chú ý trong bản hợp đồng thương mại ngoại thương
Các bên liệt kê các sự kiện được coi là các trường hợp miễn trách trong hợp đồng mua bán ngoại thương: bão, động đất, cháy, nổ, đình công, bạo loạn,…
Tuy nhiên cách này cũng không thể quy định hết các sự kiện bất ngờ có thể xảy ra sau khi ký hợp đồng (ví dụ chiến tranh xảy ra người bán không thể giao được hàng vì cảng biển bị đánh phá hay phong tỏa bằng thủy lôi,…), nếu không miễn trách cho bên bán thì hợp đồng cũng không thể có cách nào thực hiện được. Hoặc các sự kiện được liệt kê trong hợp đồng nhưng lại chưa đến mức được miễn trách, ví dụ như bão cấp 4. Với cơn bão như thế này sẽ không ảnh hưởng gì đến mùa màng, không ảnh hưởng gì đến phương tiện vận tải,…nếu miễn trách cho người bán hay người mua thì đều là vô lý.
Một cách khác để quy định về các trường hợp miễn trách là các bên xác định các điều kiện để xem xét một trường hợp có phải là bất khả kháng hay không.
– Phải là trường hợp xảy ra sau khi ký hợp đồng
– Không lường trước được
– Bất ngờ
– Không khắc phục được
Với cách quy định như thế này thì khối lượng các sự kiện để xem xét có thể rất lớn
Cách thứ ba là kết hợp cả 2 cách trên. Cách này hay được các bên áp dụng trong mua bán quốc tế. Trong ấn phẩm số 421 của Phòng Thương mại Quốc tế có đề cập đến các quy định trên và cũng hay được các bên dẫn chiếu trong hợp đồng.
2. Trách nhiệm của các bên khi gặp phải các trường hợp gặp phải điều kiên miễn trách được quy định trong một bản hợp đồng
Bên gặp phải sẽ báo tin cho phía đối tác biết bằng một phương tiện nhanh nhất, trong một thời gian ngắn nhất có thể được. Mặt khác, bên gặp phải cần xin giấy xác nhận của một cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan này thường là Phòng Thương mại và Công nghiệp ở nơi xảy ra sự kiện.
Cách giải quyết khi gặp trường hợp miễn trách
Khi xảy ra các trường hợp miễn trách các bên có thể lựa chọn một trong các cách sau đây để giải quyết:
– Kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng một khoảng thời gian tương ứng với thời gian cần thiết để khắc phục trường hợp bất khả kháng. Thời hạn này dài ngắn bao nhiêu là tùy thuộc vào tính chất hàng hóa, tập quán mua bán;
– Miễn giảm một phần trách nhiệm thực hiện hợp đồng
– Hủy hợp đồng: Cách này chỉ áp dụng khi sự cố xảy ra có hậu quả rất nặng nề, không có khả năng khắc phục hoặc bất khả kháng xảy ra cần thời gian dài mới khắc phục được hoặc các hợp đồng có mục đích mang tính thời vụ.
Aramex hi vọng với những thông tin về điều khoản miễn trách trong hợp đồng, các bạn sẽ chú ý để có thể nắm bắt những thông tin tốt nhất để bảo đảm quyền lợi cho mình nhé. Hãy liên hệ Aramex để nhận được tư vấn trực tiếp nhé.