Nội Dung
Việc giải quyết tranh chấp trong công việc là kỹ năng cần có với mỗi quản lý trong tùy lĩnh vực công việc. Giống như việc giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa cũng sẽ xảy ra với ngành xuất-nhập khẩu bởi những sự việc bất thường. Vậy việc tranh chấp này được thể hiện như thế nào? Hãy cùng xem qua bài viết này với Aramex nhé!
I. Tìm hiểu về giải quyết tranh chấp
1. Giải quyết tranh chấp là gì?
Giải quyết tranh chấp là Việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lý các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia định, kinh doanh, thương mại, lao động, trên cơ sỏ xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ việc tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
2. Tại sao trong tranh chấp, nên lựa chọn trọng tài thương mại thay vì Tòa án?
Theo Luật Trọng tài thương mại 2010, Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Những ưu điểm của trọng tài thương mại so với tòa án
Thủ tục giải quyết đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt
So với tố tụng tại Tòa án, trọng tài thương mại:
- Cho phép các bên tự thỏa thuận về thời gian, địa điểm và cả thủ tục tố tụng trọng tài
- Không có các cấp xét xử như Tòa án (sơ thẩm, phúc thẩm)
Điều đó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và có thể cả chi phí để giải quyết tranh chấp. Điều này rất có ý nghĩa với doanh nghiệp vì theo đuổi một vụ kiện có thể làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh thường ngày.
Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên
Luật Trọng tài 2010 quy định Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định. Số lượng trọng tài viên trong một vụ kiện thương mại thường là 1 người (thường đối với các vụ tranh chấp nhỏ) hoặc 3 người (gọi là Hội đồng trọng tài). Thông thường, việc thành lập Hội đồng trọng tài gồm 3 người được tiến hành như sau (được quy định chi tiết trong Quy tắc tố tụng trọng tài của từng tổ chức trọng tài):
- Nguyên đơn tự lựa chọn (và thông báo cho tổ chức trọng tài) hoặc yêu cầu tổ chức trọng tài chỉ định trọng tài viên thứ nhất.
- Bị đơn tự lựa chọn (và thông báo cho tổ chức trọng tài) hoặc tổ chức trọng tài sẽ tự chỉ định trọng tài viên thứ hai nếu bị đơn không lựa chọn.
- Trọng tài viên thứ nhất và trọng tài viên thứ hai sẽ thỏa thuận lựa chọn ra trọng tài viên thứ 3 là Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Nếu đến thời hạn quy định mà chưa có thông báo lựa chọn được Chủ tịch Hội đồng trọng tài thì trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Như vậy, các bên tranh chấp có thể tự lựa chọn trọng tài viên mà mình tin tưởng, tín nhiệm về nhân cách, đạo đức nghề nghiệp cũng như chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực đang tranh chấp. Ngoài ra, các bên cũng có thể yêu cầu thay đổi trọng tài viên nếu thấy không phù hợp (điều 42 Luật Trọng tài thương mại 2010).
Đảm bảo tính bảo mật
Khác với nguyên tắc xét xử công khai trong tố tụng tại Tòa án, nguyên tắc giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại là xét xử không công khai. Nghĩa là, mọi thông tin liên quan đến vụ tranh chấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối, bao gồm cả nội dung tranh chấp và kết quả xét xử. Chỉ có hai bên tranh chấp và Hội đồng trọng tài mới được biết về các thông tin này và phải đảm bảo giữ bí mật. Điều này có ý nghĩa rất lớn với các doanh nghiệp vì vướng vào một vụ tranh chấp thương mại có thể làm giảm uy tín của họ, gây ra thiệt hại sau này.
Đề cao sự thỏa thuận của các bên
Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước. Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn:
- Thời gian, địa điểm, thủ tục tố tụng trọng tài
- Trọng tài viên tham gia giải quyết
- Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
- Ngôn ngữ giải quyết tranh chấp
Việc được phép chọn luật áp dụng và ngôn ngữ giải quyết tranh chấp giúp cho trọng tài thương mại phổ biến hơn trong các vụ tranh chấp quốc tế.
Xem thêm: Incoterms là gì?
Phán quyết trọng tài là chung thẩm
Theo Luật Trọng tài thương mại 2010, một trong các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là: Phán quyết trọng tài là chung thẩm. Điều đó có nghĩa là phán quyết của trọng tài là quyết định cuối cùng và không bị kháng cáo, kháng nghị.
Phán quyết trọng tài cũng có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên. Ở Việt Nam, nếu các bên không tự nguyên thực hiện theo phán quyết trọng tài, Cơ quan thi hành án chịu trách nhiệm cưỡng chế các bên thi hành bản án.
II. Giải quyết tranh chấp trong công việc nhập khẩu hàng hóa
Khi có tranh chấp xảy ra, người nhập khẩu trước hết phải khiếu nại. Khi khiếu nại không thành công thì có thể kiện ra tòa án hoặc trọng tài, tùy hợp đồng quy định. Nếu hợp đồng không quy định, các bên tự thỏa thuận với nhau khi không giải quyết được bằng con đường khiếu nại.
Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa khi xảy ra bất đồng, tổn thất, rủi ro cần được thực hiện một cách công bằng giữa hai bên và tất cả những vấn đề liên quan đến khiếu nại cần được thể hiện rõ trong hợp đồng.
Xem thêm: Chiến lược Push và Pull trong Logistics
(1) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu người nhập khẩu phát hiện hàng nhập khẩu bị tổn thất (mất mát, thiếu hụt, đổ vỡ,…) hoặc người xuất khẩu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng (giao hàng chậm, chậm giao hàng,…) thì cần khiếu nại ngay để tránh lỡ mất thời gian khiếu nại.
Trước hết người nhập khẩu cần xác định người bị khiếu nại là ai?
– Người bị khiếu nại là người xuất khẩu nếu: hàng có chất lượng không đúng trong hợp đồng, giao hàng thiếu, bao bì không đúng quy định, giao hàng không đúng thời hạn,…
– Người bị khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hoặc tổn thất do lỗi của người vận tải
– Khiếu nại công ty bảo hiểm nếu hàng hóa bị tổn thất do những rủi ro nằm trong phạm vi được bảo hiểm
Nếu không xác định được người bị khiếu nại, người nhập khẩu có thể đi khiếu nại người có thời hạn khiếu nại ngắn nhất trước, sau đó đến người có thời hạn khiếu nại dài hơn để tận dụng khả năng được giải quyết khiếu nại.
Xem thêm: Logistics là gì?
Cơ hội ngành nghề với Logistics
Hồ sơ khiếu nại bao gồm:
+ Đơn khiếu nại
+ Các chứng từ có liên quan (hàng hóa, vận tải, bảo hiểm,…)
+ Các loại biên bản (biên bản giám định, ROROC, COR,..)
+ Bản tính toán tổn thất
+ Biên lai bưu điện chứng nhận đã gửi bản sao hồ sơ khiếu nại cho những người có liên quan.
Bên cạnh việc đi khiếu nại, người nhập khẩu còn có thể bị người xuất khẩu khiếu nại trong các trường hợp như thanh toán chậm, không thanh toán, hoặc thực hiện điều khoản phạt nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ nào đó quy định trong hợp đồng.
Trong trường hợp này, người nhập khẩu cần có sự nghiêm túc, thận trọng khi xem xét yêu cầu của đối tác và cần có thái độ hợp tác giải quyết khiếu nại một cách khẩn trương, có tình có lý bởi điều đó không chỉ giúp các bên kết thúc hợp đồng thành công mà còn là cơ sở để giữ gìn mối quan hệ làm ăn lâu dài, tạo uy tín cho doanh nghiệp. Đây là điều hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
(2) Kiện và bảo vệ quyền lợi
Nếu việc khiếu nại không thành công, người nhập khẩu có thể hiện ra trọng tài hoặc tòa án để bảo về quyền lợi của mình, tùy thuộc hợp đồng quy định tổ tụng theo con đường trọng tài hay tòa án. Hiện nay các doanh nghiệp trong hợp đồng thường lựa chọn xử lý tranh chấp bằng trọng tài vì khác với tòa án, trọng tài thường xét xử kín, điều này sẽ giúp doanh nghiệp giữ kín được các thông tin liên quan đến hoạt động của mình, tránh tiết lộ thông tin về các tranh chấp làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Tùy hợp đồng quy định, trọng tài xét xử có thể là trọng tài vụ việc hoặc trọng tài quy chế.
Tuy nhiên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhược điểm so với tòa án đó là trọng tài không có cơ quan thi hành án. Vì vậy, theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam, sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh, nơi có trụ sở, nơi cư trú, hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.
Xem thêm: Đánh giá hiệu quả công việc nhập khẩu như nào?
Trình tự tố tụng bằng trọng tài như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ kiện, bao gồm:
– Đơn kiện
– Bản sao hồ sơ khiếu nại
– Các giấy tờ chứng minh vụ khiếu nại không thành công.
Bước 2: Lựa chọn trọng tài
Tùy thuộc hợp đồng quy định lựa chọn trọng tài vụ việc hay trọng tài quy chế. Nếu hợp đồng không quy định, hai bên thỏa thuận với nhau về tổ chức trọng tài (nếu là trọng tài quy chế) hoặc cách thức chọn trọng tài (nếu là trọng tài vụ việc)
Bước 3: Cung cấp tài liệu, chứng từ cho trọng tài
Trong quá trình xét xử, hai bên phải cung cấp các tài liệu, bằng chứng cho trọng tài để làm cơ sở chứng minh, bảo vệ quyền lợi của mình, cung cấp các chứng từ khác theo yêu cầu của trọng tài.
Bước 4: Tham gia tranh luận
Trong quá trình xét xử, các bên tham gia tranh luận để bảo vệ quyền lợi của mình
Bước 5: Thực hiện phán quyết
Khi trọng tài đã đưa ra phán quyết, bên phải thi hành án có nghĩa vụ phải thực hiện phán quyết của trọng tài. Nếu cố tình không thi hành phán quyết, theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh, nơi có trụ sở, nơi cư trú, hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu và thuế VAT
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa. Nếu như bạn đang gặp vướng mắc nào khác trong công việc xuất-nhập khẩu, Logistics,… hãy liên hệ ngay với Aramex để được nhận tư vấn!