Nội Dung
Hệ Thống Thông Tin Hỗ Trợ Chuỗi Cung Ứng
Hiệu ứng Bullwhip
Sơ lược về Hiệu ứng Bullwhip
Vào năm 1961, Ray Forrester khi nghiên cứu dòng chảy của hàng hóa từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng và mối quan hệ giữa các thành viên tham gia
Ông đã phát hiện một hiện tượng đặc biệt, được gọi là Bullwhip Effect (hay Hiệu ứng cái roi da).
Hiệu ứng Bullwhip là gì ?
Là hiện tượng thông tin về nhu cầu thị trường cho sản phẩm bị bóp méo hay khuếch đại qua các khâu trong SC
Dẫn đến sự dư thừa tồn kho tạo ra sự phản ánh không chính xác trong nhu cầu thị trường.
Những yếu tố tạo ra hiệu ứng Bullwhip
Có 5 yếu tố chính tạo ra hiệu ứng Bullwhip:
Dự báo nhu cầu
Định lượng đơn hàng
Chia nhỏ sản phẩm
Định giá sản phẩm
Ưu đãi kết quả
– Về dự báo nhu cầu
Việc dự báo nhu cầu dựa trên đơn đặt hàng nhận được.
Khi sử dụng dữ liệu đơn hàng này để làm dự báo nhu cầu của mình, họ càng làm méo mó hơn hình ảnh của nhu cầu và đẩy nhu cầu này thành những đơn đặt hàng cho các NCC của họ.
– Về định lượng đơn hàng
Định lượng đơn hàng là số lượng hàng cần đặt theo định kỳ để giảm thiểu chi phí vận chuyển và xử lý đơn đặt hàng
Do định lượng đơn hàng nên các đơn đặt hàng khác nhau từ mức độ nhu cầu thực tế sẽ bị phóng đại khi di chuyển lên SC.
– Về chia nhỏ sản phẩm
Đây là cách các NSX thực hiện khi họ phải đối mặt với nhu cầu sản phẩm lớn hơn khả năng mà họ có thể đáp ứng.
Hành vi này sẽ phóng đại nhu cầu sản phẩm và được gọi là “trò chơi thiếu hụt”.
– Về định giá sản phẩm
Định giá sản phẩm (SP) làm cho giá SP dao động → Sự biến dạng của nhu cầu sản phẩm.
Biến động giá SP có thể tạo ra làn sóng nhu cầu và sự tăng lên của dòng SP.
– Về ưu đãi kết quả
Để gia tăng doanh thu, các công ty thường giao chỉ tiêu doanh số (theo tháng hay quý) cho lực lượng bán hàng, và có những khoản ưu đãi để thưởng khi họ đạt chỉ tiêu.
Một số sản phẩm không có nhu cầu thực sự bị đẩy vào SC.
Sự phối hợp và hợp tác trong chuỗi cung ứng
Sự phối hợp trong chuỗi cung ứng
Sự phối hợp trong SC là một phản ứng chiến lược quan trọng và hữu ích để quản lý sự phụ thuộc lẫn nhau, những phức tạp và bất ổn khác nhau trong suốt chiều dài hoạt động của SC nhằm mang lại hiệu quả cho các bên
Sự cần thiết phải phối hợp trong SC
Sự đổi mới đó đã tác động đến cách tổ chức và vận hành của các SC.
Trong một môi trường phức tạp và thay đổi nhanh như nền kinh tế thời gian thực toàn cầu hiện nay, sẽ rất khó để một công ty dự báo chính xác nhu cầu và hành động hiệu quả nếu đứng riêng lẻ.
Do vậy, trong môi trường này, sự phối hợp sẽ mang lại những kết quả tốt hơn.
Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng
Sự hợp tác trong SC là chia sẻ rủi ro và nguồn lực nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Phân biệt sự phối hợp và sự hợp tác trong SC:
Sự phối hợp trong SC là thực hiện các hành động để giảm thiểu chi phí nhằm tăng hiệu quả.
Sự hợp tác trong SC là sự phối hợp của các thành viên nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho toàn bộ SC.
Định hình lại việc vận hành SC
Nói một cách khác: Định hình lại việc vận hành SC là bổ sung hoạt động phối hợp và hợp tác vào những hoạt động truyền thống trong việc quản lý SC → Đây chính là ý tưởng đổi mới SC.
Hệ thống thông tin hỗ trợ chuỗi cung ứng
Hệ hống thông tin hỗ trợ những hoạt động nội bộ, hợp tác giữa các công ty trong SC.
Hệ thống thông tin bao gồm 3 chức năng chính:
– Thu thập dữ liệu.
– Lưu trữ và truy xuất dữ liệu.
– Thao tác và báo cáo dữ liệu.
Về thu thập dữ liệu
Chức năng thu thập dữ liệu sử dụng các loại công cụ như sau:
– Internet.
– Băng thông rộng.
– EDI.
– XML.
Về lưu trữ và truy xuất dữ liệu
Hoạt động lưu trữ và truy xuất dữ liệu được thực hiện bằng công nghệ cơ sở dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu là một nhóm các dữ liệu được lưu trữ trong một định dạng điện tử.
Về thao tác và báo cáo dữ liệu
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP).
– Hệ thống mua sắm.
– Lập lịch trình và lập kế hoạch nâng cao.
– Lập kế hoạch vận chuyển.
– Lập kế hoạch nhu cầu.
– Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
– Tự động hóa lực lượng bán hàng (SFA).
– Quản lý chuỗi cung ứng (SCM).
– Hệ thống quản lý hàng tồn kho.
– Hệ thống quản lý sản xuất (MES).
Những xu hướng mới trong công nghệ chuỗi cung ứng
Bốn công nghệ này không thay thế những hệ thống hiện tại, nhưng khi đã được thiết lập thì các công nghệ này sẽ mang lại những cách tốt hơn để thu thập thông tin mà hệ thống hiện tại đang cần. Cụ thể là:
Nhận dạng tần số sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification – RFID).
Quản lý quy trình kinh doanh (Business Process Management – BPM).
Quản lý doanh nghiệp thông minh (Business Intelligence – BI).
Xây dựng mô hình mô phỏng (Simulation Modeling).
Tích hợp kinh doanh điện tử vào SC
Kinh doanh điện tử là gì ?
Kinh doanh điện tử (electronic business, hoặc e-business) là quá trình kinh doanh trên internet.
Một khi quá trình tích hợp thông tin đã sẵn sàng thì ba yếu tố tiếp theo: đồng bộ kế hoạch, kết hợp quy trình làm việc và mô hình kinh doanh mới có thể tiến triển nhanh nhơn, đạt được hiệu quả cao hơn và sự nhạy cảm tốt hơn trong kinh doanh.
Một số bài viết tham khảo:
Mô hình tham chiếu vận hành chuỗi cung ứng (SCOR Model)
Các chỉ số hiệu suất trong mô hình SCOR
Sự khác biệt giữa Logistics và Supply Chain mà chúng ta nên biết
Tìm đối tác liên doanh giao nhận vận tải Quốc tế