Inventory turnover – Vòng quay hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng

Inventory turnover – Vòng quay hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng

What is Inventory turnover?

Vòng tròn hàng tồn kho (Inventory turnover) được hiểu là khoảng thời gian hàng hóa được nhập vào kho cho đến khi được bán hay tiêu thụ. Inventory Turnover phản ánh lượng hàng hóa trong kho được vận chuyển đến khách hàng nhanh hay chậm, bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào vòng quay hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu suất làm việc chuỗi cung ứng của mình.

Công thức tính Inventory turnover

Cost of Good Sold

Inventory turnover =           —————————————

Average Inventory

Với:

  • Cost of Good Sold: giá vốn bán ra của hàng hóa

(Ở một số doanh nghiệp, giá vốn có thể được thay thế bằng doanh thu. Tuy nhiên, các chỉ số cần phải chung 1 kỳ kế toán)

  • Average Inventory: lượng hàng tồn kho bình quân được tính từ lúc hàng hoá được nhập vào và bán đi

Average Inventory= (hàng tồn kho đầu kỳ + hàng tồn kho cuối kỳ) /2

Từ công thức trên, ta cũng có thể tính được thời gian mà doanh nghiệp cần để bán hết lượng hàng tồn kho bằng cách: lấy 365 (số ngày trong một năm) chia cho Inventory turnover

Ví dụ: giá hàng hóa bán ra của Apple trong quý 3 đến hết tháng 6/2021 là  50 triệu USD và lượng hàng tồn kho trung bình là 5 triệu USD. Vậy, Inventory turnover sẽ bằng 50/5 = 10.

Để tính được thời gian của 1 lần luân chuyển hàng tồn kho, ta lấy 365/10= 36.5 Nghĩa là 1 vòng tồn kho sẽ diễn ra trong hơn 1 tháng với 10 lần luân chuyển Inventory.

Ý nghĩa Inventory turnover:

  • Tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho cho thấy một công ty quản lý hàng tồn kho của mình như thế nào. Quản lý hàng tồn kho tốt nghĩa là doanh số bán hàng đạt được mức mong muốn và chi phí được kiểm soát.
  • Dựa vào Inventory Turnover, doanh nghiệp có thể đo lường tốc độ bán hàng. Từ đó, điều chỉnh các chiến dịch thúc đẩy việc quảng bá và bán sản phẩm, điều chỉnh chiến lược mua hàng phù hợp, thúc đẩy lợi nhuận và cải thiện hiệu suất của chuỗi cung ứng.
  • Inventory Turnover cao: Khi hệ số luân chuyển hàng tồn kho cao chứng tỏ hàng hóa xuất kho nhiều lần, nghĩa là doanh nghiệp bán được hàng
  • Inventory Turnover thấp: Hàng hóa nhiều và ít được xuất kho, có thể là do doanh nghiệp không bán được hàng, hàng hóa bị tồn đọng.
  • Bên cạnh đó, Inventory Turnover còn có thể đo lường khả năng thanh khoản (mức tiền mặt của một doanh nghiệp). Khi vòng tròn hàng tồn kho cao, doanh nghiệp bán được hàng, nghĩa là doanh nghiệp có tính thanh khoản cao do thu được tiền mặt thường xuyên từ khách hàng. Các tổ chức phải luôn cố gắng duy trì tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho cao để giữ cho mình sự lành mạnh về tài chính.

Ý nghĩa của vòng tròn hàng tồn kho thay đổi trong một số trường hợp:

  • Đối với hầu hết các ngành, tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho tốt nhất rơi vào khoảng từ 5 đến 10. Tuy nhiên, tỷ lệ vòng quay trung bình thay đổi từ ngành này sang ngành khác, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của môi trường kinh doanh và tính chất của sản phẩm.
  • Ở một số trường hợp, doanh nghiệp có thể dự trữ một lượng lớn hàng tồn kho, do tìm được nguồn hàng với giá mua thấp. Từ đó dẫn đến lượng hàng tồn kho trung bình cao, và Inventory Turnover thấp.
  • Ngược lại, nếu tỉ lệ vòng tồn kho quá cao, có thể là do lượng hàng dự trữ không nhiều. Điều này có thể gây ra trở ngại nếu nhu cầu đột ngột tăng, doanh nghiệp không thể đáp ứng, dẫn đến mất thị phần kinh doanh.

Cách doanh nghiệp cải thiện vòng quay hàng tồn kho:

Sau khi đã tính được số quay vòng tồn kho, nếu chỉ số này có vấn đề (quá thấp hoặc quá cao), các nhà quản trị chuỗi cung ứng thường sẽ phân tích con số này chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, một số giải pháp tiêu biểu như sau:

  • Cải thiện hoạt động dự báo nhu cầu:

Việc dự trữ hàng tồn kho phụ thuộc rất lớn vào số liệu dự báo nhu cầu. Nếu tỉ lệ vòng quay hàng tồn kho quá thấp, doanh nghiệp cần đánh giá lại hoạt động hoạch định nhu cầu đã chính xác chưa. Dự báo nhu cầu càng chính xác, hiệu quả của việc mua hàng sẽ càng cao. Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc áp dụng các giải pháp công nghệ tự động hoá quy trình dự báo để đưa ra những chỉ số toàn diện hơn.

  • Duy trì mức tồn kho thấp

Một cách để tăng tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho của bạn là giữ mức hàng tồn kho của bạn càng thấp càng tốt. Càng ít hàng tồn kho, bạn có thể bán hàng tồn kho của mình nhanh hơn, do số vòng quay hàng tồn kho sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên, mức tồn kho thấp đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ hết hàng cao hơn. Doanh nghiệp cần có khả năng bổ sung hàng tồn kho của bạn đúng thời hạn để tránh tình trạng hết hàng.

  • Tập trung vào các sản phẩm bán chạy:

Áp dụng quy tắc “80:20” của Pareto, nghĩa là bạn sẽ phải giảm số lượng các sản phẩm ít mang lại lợi nhuận và đầu tư nhiều hơn vào các sản phẩm bán chạy, tạo lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp. Việc giảm bớt các mặt hàng có số vòng quay hàng tồn thấp sẽ cải thiện tỉ lệ vòng quay hàng tồn kho cho toàn công ty.

  • Thúc đẩy khoản không quảng cáo

Khi vòng quay hàng tồn kho đạt mức báo động, cũng là lúc doanh nghiệp nên xem xét và đưa ra những chiến lược thúc đẩy bán hàng tốt hơn. Có thể là tạo các chương trình quảng cáo, bán hàng đi kèm, giảm giá sản phẩm,… để thu hút khách hàng. Hoặc cải thiện dịch vụ, nâng cao trải nghiệm để có thể giữ chân khách hàng. Từ đó, cải thiện vòng quay hàng tồn kho.

  • Sử dụng quản lý hàng tồn kho:

Sử dụng các phương pháp quản lý hàng tồn kho điển hình như Just in Time. Với giải pháp này, hàng hóa sẽ được sản xuất theo kế hoạch sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Điều này giúp giảm lượng hàng tồn kho tại bất kỳ thời điểm nào, từ đó dẫn đến tăng số vòng quay hàng tồn kho.

Tạm kết:

Inventory Turnover là chỉ số tài chính vô cùng quan trọng đối với một chuỗi cung ứng. Tỉ lệ luân chuyển hàng tồn kho phản ánh hiệu quả trong việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tỉ lệ này còn phù thuộc vào một số yếu tố như: giá nguyên liệu thu mua, tính chất hàng hóa,… Vì thế, ngoài Inventory Turnover, doanh nghiệp cần đánh giá chuỗi cung ứng dựa trên nhiều yếu tố thực tế khác nhau. Từ đó đưa ra những biện pháp đúng đắn và kịp thời, đảm bảo cân bằng năng suất sản xuất và nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu suất làm việc của chuỗi cung ứng.

<Xem thêm>

https://indochinapost.com/gui-do-tho-cung-di-my-tuong-phat-di-my-uy-tin-chuyen-nghiep-nhat/

Rate this post