Nội Dung
Lợi nhuận chững lại là gì? Đây có vẻ như là cụm từ khá mới mẻ với mọi người phải không? Có những nguyên nhân vào dẫn đến việc lợi nhuận bị chững lại này? Hãy cùng khám phá cùng Aramex nhé.
Xem thêm:
Phương pháp quản lý hàng hóa hiệu quả
Lợi nhuận chững lại là gì?
Lợi nhuận, đối với bất kỳ công ty nào, vẫn đều là mục tiêu hàng đầu, đặc biệt với một doanh nghiệp khởi đầu không có nhà đầu tư hoặc tài chính, lợi nhuận có thể sẽ là nguồn vốn duy nhất của tập đoàn. Việc không có đủ vốn hoặc nguồn tài chính để duy trì và điều hành sẽ gây rủi ro rất lớn cho các công ty, đặc biệt là những công ty còn non trẻ.
Lợi nhuận chững lại được hiểu đơn giản là việc đem lại lợi nhuận, doanh thu của mỗi doanh nghiệp bị chậm lại hơn so với thời gian dự tính hay một vài lí do khác (có thể ví dụ như đại dịch Covid19 – trên mọi mặt lĩnh vực, mọi doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng và lợi nhuận bị chững lại nhiều!)
Nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận bị chững lại là gì? Đó cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận dừng tăng trưởng và mối quan hệ cốt lõi với quản lý chuỗi cung ứng
Dịch vụ khách hàng kém bởi hệ thống theo dõi dữ liệu không hiệu quả và khả năng hiển thị chuỗi cung ứng kém
Ngày nay, người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn và chỉ cần với một trải nghiệm tệ về dịch vụ, họ hoàn toàn sẵn sàng quay lưng lại với một nhãn hiệu. Bởi đó, với việc sụt giảm về số lượng khách hàng ắt sẽ dẫn đến doanh số ít hơn, và cuối cùng, doanh nghiệp sẽ mất doanh thu trực tiếp
Thông thường, một dịch vụ chăm sóc khách hàng yếu kém thường đến từ 2 yếu tố: cách giải quyết vấn đề không hiệu quả và phản hồi kém. Với việc không có hệ thống theo dõi dữ liệu hiệu quả, doanh nghiệp phải mất hàng giờ để xác định các vấn đề của khách hàng và thậm chí tốn nhiều ngày để xử lý một số tác vụ dễ dàng như tìm ID của khách. Đặc biệt hơn với ngành vận chuyển hoặc các công ty FMCG, với lượng thông tin cơ sở dữ liệu rất lớn, một hệ thống theo dõi dữ liệu tệ có thể gây mất thông tin, hoặc đưa ra thông tin thiếu chính xác.
Bên cạnh đó, quá trình để hoàn thành một đơn đặt hàng cần có sự phối hợp giữa nhiều người; trong một số trường hợp, nó cần tới 11 người tham gia vào toàn quá trình. Bởi tính rời rạc và tốn thời gian, nên nếu không có một chuỗi các quy trình kiểm soát hàng hóa rõ ràng và hệ thống, mọi thứ sẽ rất dễ trở thành một đống bòng bong rối rắm.
Xem thêm: Incoterms là gì?
Chi phí chuỗi cung ứng cao dẫn tới việc tăng giá sản phẩm và cuối cùng thì tập khách hàng giảm sút
Các hoạt động chuỗi cung ứng đi kèm với rất nhiều yêu cầu về cơ sở hạ tầng, chi phí chung và nhân sự. Với rất nhiều những chi phí lặt vặt như vậy, khi cộng lại, nếu không được sử dụng đúng cách, có thể ảnh hưởng khá lớn tới doanh thu của công ty. Hơn nữa, chi phí dành cho chuỗi cung ứng thường chiếm khoảng 55% tổng chi phí sản phẩm, bởi vậy, với việc tăng chi phí Logistics và vận hành, sẽ rất khó để công ty có thể giữ giá sản phẩm của họ ở mức thấp.
Vấn đề này thậm chí còn trở nên quan trọng vô cùng trong những ngày gần đây khi tiêu dùng và sản xuất đang tăng trưởng triển mạnh. Các công ty cần phải trở nên cạnh tranh hơn để duy trì thị trường, và cách duy nhất là cung cấp cho khách hàng một mức giá hợp lý. Không có một mức giá cạnh tranh, doanh nghiệp khó có thể linh hoạt tiếp cận các nhóm đối tượng người tiêu dùng khác nhau.
Tầm nhìn thiển cận về quản lý rủi ro gây nên sự đình trệ trong chuỗi cung ứng
Sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường, bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau như nhu cầu của người tiêu dùng, vấn đề nhà cung cấp, thiếu hụt nguồn cung, sẽ gây ra mối đe dọa cho các hoạt động của chuỗi cung ứng. Thêm vào đó, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều quá trình và giai đoạn đan xen lẫn nhau và chỉ bằng một vấn đề xảy ra trong một số bước có thể làm trì hoãn toàn bộ quy trình làm việc. Do đó, nếu không có kế hoạch dự phòng kỹ lưỡng, sự gián đoạn trong Chuỗi cung ứng sẽ là điều khó tránh khỏi và rõ ràng, thiệt hại là vô cùng nghiêm trọng.
Giải pháp dành cho việc lợi nhuận chững lại, cần phương pháp chủ đạo là gì? – Đầu tư để cải tiến
Lợi nhuận tăng chậm hoặc giảm thật sự đáng sợ với mọi nhà điều hành, tuy nhiên, thay việc cố gắng tiết kiệm chi phí bằng cách sa thải nhân sự,… thì việc tìm kiếm những phát kiến sáng tạo mới là chìa khóa để tồn tại. Và dưới đây là một số hướng tiếp cận đáng để thử đầu tư:
Sử dụng phần mềm theo dõi đơn hàng hoặc phần mềm quản lý thông tin sản phẩm để nâng cao sự hài lòng của khách hàng
Được biết, 50% khách hàng tiếp tục trung thành với một thương hiệu sau khi trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt [3]. Một dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời đòi hỏi phải có 4 yếu tố, phân loại & số lượng sản phẩm phù hợp, đúng địa điểm, đúng thời gian giao hàng, hỗ trợ sau khi mua hàng hợp lý. Để đạt được những yêu cầu này, những phần mềm nếu trên sẽ trở nên hữu ích bởi khả năng cung cấp giải pháp khép kín, từ khi sản phẩm vẫn còn trong kho cho đến khi được giao đến tay khách hàng.
Trong tình huống khi lợi nhuận ngừng tăng trưởng, rất quan trọng để là xem xét kỹ từng bước trong quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng để cải thiện hoặc loại bỏ các giai đoạn không hiệu quả. Với mục đích đó, một phần mềm quản lý vận tải (Transport Management Software – TMS) và Hệ thống quản lý kho (Warehouse Management System – WMS) với một số tính năng nổi bật sẽ giúp chuỗi cung ứng cắt giảm các chi phí không cần thiết.
– TMS: Một nghiên cứu trường hợp đã chỉ ra rằng sau khi triển khai TMS, CAGO – một nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp của Mỹ đã cắt giảm 18% chi phí vận chuyển hàng hóa trong vòng một năm. Bên cạnh đó, tại thị trường của công ty tại Trung Quốc và Mỹ, họ đã giảm 28% chi phí Logistics trong nước và tăng 25% hiệu suất hoạt động [4].
– WMS: Được tích hợp với phần mềm hậu cần Logistics cơ bản khác, WMS có thể giúp giảm chi phí vận chuyển nhờ tăng độ chính xác. Các chức năng của nó bao gồm một quy trình khép kín từ bảo trì đơn hàng và hàng tồn kho đến theo dõi các chuyến hàng và tình trạng của đơn vị vận chuyển.
Hi vọng bài viết trên khiếp bạn hiểu được những nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận chững lại là gì. Nếu như cần tìm thêm thông tin nào khác, hãy liên hệ Aramex để được hỗ trợ nhé.