Ứng dụng mô hình ECR trong Logistics

mô hình erc trong logistics

Logistics đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Trong Logistics có rất nhiều những mô hình cũng như thuật ngữ khác nhau, nhưng mô hình ECR trong Logistics thường được nhắc và quan tâm nhiều. Vậy hãy cùng Aramex tìm hiểu về mô hình xem nó như thế nào nhé!

Ứng dụng mô hình ECR trong công việc Logistics

1. MÔ HÌNH ECR ĐÁP ỨNG KHÁCH HÀNG CÓ HIỆU QUẢ TRONG LOGISTICS

ECR là một sáng kiến được hỗ trợ bởi Hiệp hội Các nhà sản xuất Tạp phẩm Hoa Kỳ. ECR châu Âu được lập ra với mục đích thúc đẩy một hình thức mới về quan hệ hợp tác giữa các đối tác với nhau dựa trên sự quản lý chuỗi cung ứng và danh mục quản lý (Bonet D.1999). ECR phát triển ở châu Á vào năm 1997, và được định nghĩa như là “một chiến lược nhằm mục đích gỡ bỏ tất cả các chi phí không cần thiết khỏi chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất tới khách hàng”.

mô hình ecr trong logistics

ECR còn được coi là chiến lược được áp dụng trong mọi lĩnh vực, nó liên quan đến việc hợp tác chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, để mang lại giá trị lớn nhất cho người tiêu dùng. Bằng cách tập trung vào tính hiệu quả trên toàn bộ chuỗi cung ứng thay vì tập trung vào hiệu quả từng thành phần riêng lẻ của chuỗi (M.Benoun & M – L Helies-Hassid, 1992). ECR giúp cho mối quan hệ của các nhà sản xuất và nhà phân phối hiệu quả hơn để đáp ứng tối ưu cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng.

Có thể thấy rằng, việc triển khai đưa hoạt động ECR vào áp dụng ở VN, đặc biệt đối với các DN logistics sẽ là một giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động của chuỗi cung ứng. Hơn nữa việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại và các giải pháp toàn cầu vào quản lý sẽ mang lại hiệu quả tốt cho chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay.

2. GIẢI PHÁP ECR ĐỐI VỚI DN THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG

Các DN khi tham gia vào kênh phân phối cần đẩy mạnh công tác phân tích dòng chảy hàng hóa để tránh bị gián đoạn giữa các giai đoạn của thị trường hàng hóa. Đảm bảo sự kết hợp linh hoạt của dòng chảy thông tin và truyền thông (áp dụng giữa truyền thống và hiện đại).

Các DN cần xác định mục tiêu chiến lược: Đảm bảo hai mục tiêu chính là giảm chi phí phân tích các sự cố về dòng hàng hóa trong DN và tăng cường tính linh động tương ứng với mối quan hệ hợp tác (trade marketing) “B đến B” (quan hệ các DN với nhau) và từ “B đến C” (category management – giữa DN với khách hàng) vì sự hợp tác này mang lại giá trị tối ưu cho người tiêu dùng cuối cùng.

mô hình erc

Tối ưu hóa các lĩnh vực hợp tác giữa các thành viên của dây chuyền cung ứng. Quản lý cung ứng: Khai thông dòng chảy (thông tin và hàng hóa) để tối ưu hóa thời hạn và chi phí của chuỗi cung ứng; Quản lý sản phẩm nhằm mục đích tối ưu hóa việc quản lý không gian (tồn kho, điểm bán hàng); Tối ưu hóa các chương trình khuyến mại nhằm tăng hiệu quả của các hoạt động khuyến mại (kết thúc là quảng bá thương hiệu và không để lại hàng tồn khuyến mại).

Việc phát triển và tung ra sản phẩm mới giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối, cho phép xác định sản phẩm mới nào thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Để hoạt động này có hiệu quả, các DN phải xác định được các nhân tố then chốt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Hai nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đó là các hoạt động bên trong DN và nhân tố thuộc về quan hệ giữa các DN với nhau.

3. MÔ HÌNH ECR CHO NHÂN TỐ BÊN TRONG DN VÀ NHÂN TỐ GIỮA CÁC DN: 

Để áp dụng mô hình ECR, các DN cần phải sử dụng song song các công cụ và kỹ thuật để áp dụng vào quá trình hoạt động và lưu chuyển hàng hóa như: Cơ cấu điểu khiển được hỗ trợ bởi máy tính (CAO- commande assistée par ordinateur); Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI); Giảm thiểu chi phí phát sinh từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng (phân bổ trực tiếp đơn hàng); Quản lý bởi các hoạt động hoặc hoạt động dựa trên quản lý (activity based management (ABM); Danh mục quản lý; Kế hoạch liên tục bổ sung vốn (CRP).

Như vậy thông qua mô hình ECR, nhà phân phối, nhà sản xuất biết được các nhu cầu khách hàng bằng phương thức quản lý dòng thông tin theo mô hình tối ưu hóa khách hàng. Để quản lý tốt hơn cho các hoạt động cung ứng và giảm hạn chế trong quản lý chuỗi cung ứng, các DN cần đưa các công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất kinh doanh và kết hợp tốt ba điều kiện: tối ưu hóa nhu cầu, tối ưu hóa quản lý cung ứng và áp dụng kỹ thuật điện tử EDI.

4. GIẢI PHÁP ECR TỪ PHÍA CƠ QUAN CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC

Thứ nhất, các cơ quan chức năng của nhà nước cần tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về ECR để trao đổi kinh nghiệm giữa các quốc gia trong khu vực về các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và quản lý cũng như thống nhất các tiêu chuẩn để áp dụng chung; giúp nhau giảm tối đa mọi chi phí không cần thiết trong cung ứng, trao đổi hàng hóa đồng thời đáp ứng có hiệu quả cho các đối tác. Từ đó các DNVN có điều kiện hiểu rõ hơn các khoa học công nghệ ứng dụng trong thực tế.

Thứ hai, Tổng cục Đo lường chất lượng VN cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động hỗ trợ áp dụng mô hình ECR của các DN. Vì đây là một hoạt động tương đối mới ở VN nên cần thường xuyên mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho các nhà quản lý chuỗi cung ứng, huấn luyện nghiệp vụ về mã số mã vạch, chuỗi cung ứng, cử các chuyên gia đến hướng dẫn các DN áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

erc

Thứ ba, lập các diễn đàn ECR để DN có thể chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động quản lý. Chính những diễn đàn này sẽ là sân chơi hữu ích cho DN, từ đó họ có thể cùng nhau đưa ra ý tưởng mới lạ, có thể chia sẻ thông tin, tài liệu, tìm đối tác…

Thứ tư, tăng cường hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, các cơ quan hữu quan nước ngoài nhằm giúp đưa những kiến thức về cung ứng; sản xuất hài hòa; bổ sung hàng liên tục; đặt hàng tự động; nhập hàng chéo, thương mại điện tử… trở thành những kiến thức cần thiết cho các sinh viên đại học.

Ngoài các cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Tổng cục Đo lường chất lượng cũng nên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các đơn vị giáo dục trong hoạt động đào tạo kiến thức thực tế ở nhà trường. Bởi những kiến thức này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng cán bộ quản lý chuỗi cung ứng cho DNVN trong tương lai.

Với mô hình ECR trong Logistics, Aramex hi vọng các bạn sẽ hiểu hơn về mô hình này và ứng dụng nó thật tốt trong công việc của mình nhé. 

Rate this post