Nội Dung
Nhãn mác hàng nhập khẩu là điều hết sức quan trọng và được đặc biệt chú ý trong quá trình rà soát, kiểm tra hàng hóa từ phía hải quan. Vậy có những quy định nào mới về quy định với những nhãn mác hàng hóa này? Hãy cùng tìm hiểu cùng Aramex nhé.
Xem thêm: Local Charge là gì?
Những văn bản pháp quy quy định về lĩnh vực ghi nhãn mác hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
1. Luật Hải quan ngày 23/6/2014 (từ Điều 73 đến Điều 76);
2. Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/6/2009;
3. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 105/2006/NĐ-CP;
4. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;
5. Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Văn bản quy định những quyết định xử phạt hành chính với hành vi làm trái với việc sử dụng ghi nhãn mác sai với hàng nhập khẩu:
1. Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/6/2009;
2. Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
3. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
4. Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
5. Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;
6. Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2013/NĐ-CP;
7. Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Những quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu mà các bạn cần biết:
Qua phân tích và tổng hợp từ Nghị định 43/2017/NĐ-CP, đây là những điều quan trọng nhất trong nghị định mà các bạn cần nắm:
1. Các khái niệm quan trọng cần chú ý về quy định nhãn mác với hàng nhập khẩu
– Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
– Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
– Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu
– Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài
– Lưu thông hàng hóa là hoạt động trưng bày, khuyến mại, vận chuyển và lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ;
Xem thêm: Chứng nhận CCC là gì?
2. Các thông tin BẮT BUỘC thể hiện trên Nhãn hàng hóa – Thông tin về quy định nhãn mác hàng nhập khẩu
Theo Điều 10 NĐ 43/2017/NĐ-CP, nhãn hàng hóa bắt buộc cần thể hiện các thông tin sau:
a. Tên hàng hóa
– Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
– Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
– Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.
b. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
– Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt
– Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất gắn với xuất xứ của hàng hóa đó và ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế.
– Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó
– Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền
Do đó, Doanh nghiệp cần ghi chú đầy đủ thông tin Nhà sản xuất, Chủ sở hữu, Nhà nhập khẩu, Nhà phân phối trên nhãn.
Chú ý, Trước thông tin công ty nhập khẩu, cần phải có chữ: “Nhà Nhập Khẩu”, không được viết tên công ty không. Nếu chỉ viết công ty mà thiếu chữ Nhà Nhập Khẩu sẽ gây ra hiểu nhầm đó là nhà sản xuất.
c. Xuất xứ hàng hóa (điều 15 NĐ 43/2017/NĐ-CP)
Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.
– Sản xuất tại: produced in
– Chế tạo tại: manufactured in
– Nước xuất xứ: made in
– Xuất xứ: origin
– Sản xuất bởi: produced by
Chú ý: Doanh nghiệp chú ý Không viết tắt tên nước
d. Các nội dung khác
Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
Doanh nghiệp nhập khẩu chú ý đọc chi tiết phụ lục I để biết chi tiết cách thể hiện Nhãn hàng hóa theo tính chất mỗi loại hàng
Ngoài ra có thể in thêm 1 số thông tin khác lên nhãn theo Điều 18 NĐ 43/2017/NĐ-CP.
Xem thêm: Dropshipping là gì?
3. Quy định về Nhãn phụ
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa.
Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
4. Các trường hợp cần tránh và chú ý về tem nhãn – Những quy định với nhãn mác mọi mặt hàng nhập khẩu về
– Nhãn hàng hóa cần đủ thông tin bắt buộc
– Nhãn hàng hóa nên được viết bằng Tiếng Anh hoặc song ngữ, có thể viết song ngữ có dịch tiếng Việt
– Nhãn hàng hóa cần được dán tại nơi dễ nhìn trên hàng hóa, trên bao bì thương phẩm. Đáp ứng đúng quy định cỡ chữ, màu sắc, hình ảnh
– Doanh nghiệp nên chuẩn bị nhãn phụ đầy đủ thông tin để bổ sung trong trường hợp nhãn gốc chưa đủ
– Nhãn hàng hóa tránh gây hiểu nhầm cho cơ quan kiểm tra và người tiêu dùng.
VD: tránh viết “Japan Technology”, “Korea technology”, “Produced with Korea technology…”
5. Mức xử phạt và biện pháp xử phạt vi phạm về nhãn hàng hóa
a. Trường hợp không có nhãn
Thực hiện xử phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP), đồng thời chuyển thông tin cho Tổng cục quản lý thị trường để kiểm tra, giám sát việc dán nhãn phụ trước khi lưu thông.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
Note: Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 7, 8 và Khoản 9 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu.
– Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định 45/2016/NĐ-CP, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
Nếu vi phạm, Doanh nghiệp Nhập khẩu có thể bị hạ mức xếp hạng
b. Trường hợp có nhãn và không đầy đủ thông tin
Xử lý phạt tiền từ 500.000 VND – 30.000.000 VND tùy theo giá trị hàng hóa (Điều 31,37,42 NĐ 119/2017/NĐ-CP)
Cơ quan hải quan có thể xem xét bác bỏ ưu đãi C/O, Ấn định giá, tước bỏ quyền tham vấn giá. Do đó sẽ ảnh hưởng đến các lô hàng tiếp theo và hạ mức xếp hạng Doanh nghiệp nhập khẩu.
Trên đây là toàn bộ những quy định về nhãn mác hàng nhập khẩu mà các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh phải chú ý! Nếu như cần tìm hiểu thêm thông tin nào, hãy truy cập web Aramex thường xuyên để cập nhật!