Nội Dung
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu kinh doanh
Tổng quan về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu kinh doanh
Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
Việc thực hiện thông suốt các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa kinh doanh là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy giao thương quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu hàng hoá kinh doanh
Có 1 mã loại hình xuất kinh doanh là B11
Là hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh.
Nhập khẩu hàng hoá kinh doanh
Là hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam với mục đích kinh doanh.
Bao gồm bán buôn, bán lẻ, gia công, chế biến, hoặc sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
Có 2 mã loại hình xuất kinh doanh:
Nhập kinh doanh tiêu dùng (A11):
Mã loại hình A11 là mã dùng để nhập kinh doanh tiêu dùng.
Mã này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh và tiêu dùng, bao gồm:
Hàng hóa là hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu, nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về.
Nhập kinh doanh sản xuất (A12):
Điểm khác biệt của mã A12 so với mã A11 là mã dùng để nhập kinh doanh sản xuất.
A12 được sử dụng với điều kiện doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc và thiết bị để đưa vào sản xuất nhằm hoàn thiện hoặc tạo ra một sản phẩm mới.
Khi chọn mã loại hình A12 bạn cần lưu ý hàng hóa nhập khẩu phải từ những nguồn sau:
Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài
Nhập khẩu trực tiếp từ các khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất
Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ
Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thu mua tài chính
Vai trò
Xuất kinh doanh
Tăng doanh số bán hàng: Xuất kinh doanh giúp mở rộng thị trường, tạo cơ hội để tăng doanh số bán hàng.
Mở rộng thị trường: Xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường quốc tế, mở rộng cơ hội kinh doanh.
Huy động nguồn lực: Xuất kinh doanh giúp huy động nguồn lực tại chỗ, tận dụng lợi thế của từng khu vực.
Giảm chi phí sản xuất: Xuất kinh doanh giúp giảm chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển.
Nhập Kinh Doanh
Bổ sung sản phẩm: Cho phép các quốc gia mua hàng hóa mà họ không thể tự sản xuất.
Phục vụ nhu cầu tiêu dùng: Nhập khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận.
Tạo lợi nhuận: Sử dụng lợi nhuận từ hoạt kinh doanh đem lại để mở rộng lĩnh vực kinh doanh.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu kinh doanh
Hồ sơ hải quan
Nhập khẩu:
Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Hợp đồng thương mại
Giấy phép nhập khẩu (Import License)
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Vận đơn (Bill of Lading – B/L)
Ngoài ra: C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá; L/C: Tín dụng thư (nên phương thức thanh toán được chọn là phương thức tín dụng chứng từ); Chứng từ bảo hiểm
Hồ sơ xuất
Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Phiếu đóng gói (Packing List)
Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note): để lấy thông tin tên tàu, số chuyến, cảng xuất
Phơi phiếu xác nhận container đã hạ bãi cảng: để lấy số container, số seal (chì)
Phải chuẩn bị các chứng từ riêng theo quy định hiện hành đối với các mặt hàng đặc thù phải kiểm tra chuyên ngành.
Quy trình khai báo tờ khai hải quan xuất nhập khẩu
Bước 01: Xác định loại mặt hàng sẽ nhập
Bước 02: Giao kết hợp đồng mua bán ngoại thương (Hợp đồng mua bán)
Bước 03: Kiểm tra hồ sơ, chứng từ liên quan
Bước 04: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Bước 05: Khai và truyền tờ khai hải quan
Bước 06: Lấy lệnh giao hàng
Bước 07: Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Bước 08: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan
Bước 09: Hoàn tất thủ tục chuyển đơn hàng và nhập hàng vào kho
Một số kiến nghị đối với hải quan và doanh nghiệp
Đối với hải quan
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ số vào kiểm tra và khai báo hàng hóa:
Khai thác tối đa hệ thống VNACCS: Việc sử dụng hiệu quả hệ thống VNACCS sẽ giúp tự động hóa nhiều quy trình thủ tục hải quan.
Phát triển hệ thống kiểm tra điện tử: Áp dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn để kiểm tra hàng hóa tự động.
Phát triển hệ thống giám sát hải quan: Sử dụng camera giám sát, hệ thống theo dõi GPS để giám sát việc vận chuyển hàng hóa.
Tăng cường tính minh bạch và cấp thẻ ưu tiên hàng hóa:
Công khai thông tin về thủ tục hải quan: Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về thủ tục hải quan trên website của hải quan, các cổng thông tin điện tử.
Áp dụng cơ chế đánh giá rủi ro: Phân loại doanh nghiệp dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật, uy tín để áp dụng các biện pháp kiểm tra
Cấp thẻ ưu tiên hàng hóa: Cấp thẻ ưu tiên cho các doanh nghiệp có uy tín, có thành tích xuất khẩu cao, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
Đối với doanh nghiệp
Tuân thủ pháp luật và các điều lệ quốc tế:
Nắm vững các quy định pháp luật về xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật mới nhất về xuất nhập khẩu.
Tuân thủ các điều lệ quốc tế: Các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu cần tuân thủ các điều lệ quốc tế có liên quan như: WTO, ATIGA, SPS,…
Nâng cao trình độ chuyên môn nhân viên:
Đào tạo đội ngũ nhân viên: Đào tạo cho đội ngũ nhân viên về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, gồm: kiến thức về pháp luật, quy trình thủ tục hải quan,..
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.
Tiếp tục phát huy ưu thế tiếp tục đẩy mạnh công nghệ vào sản xuất, liên kết vốn nước ngoài:
Phát huy lợi thế cạnh tranh: Phát huy lợi thế cạnh tranh của mình về sản phẩm, giá cả, chất lượng dịch vụ.
Ứng dụng công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất.
Một số bài viết tham khảo:
Mô hình tham chiếu vận hành chuỗi cung ứng (SCOR Model)
Các chỉ số hiệu suất trong mô hình SCOR
Logistics Ngược – Reverse Logistics là gì ?
Lợi ích của Kho hàng kết nối Iot