Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam như thế nào? Có thực sự phức tạp không?

thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Với những sản phẩm đồ dùng gia dụng, đồ cá nhân chắc hẳn các bạn ai cũng sở hữu đồ “ngoại” cho riêng mình đúng không? Đối với chị em phụ nữ thì mỹ phẩm là thứ không thể thiếu và nhu cầu luôn cao. Vậy với các nhà kinh doanh thì thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài về Việt Nam như thế nào? Hãy lắng nghe chia sẻ của Aramex nhé!

I. Tổng hợp ngắn những báo cáo về thị trường mỹ phẩm nước ta: 

Việc sử dụng các sản phẩm trang điểm vẫn đang tăng lên cả về mức độ thường xuyên sử dụng và chi tiêu cho hạng mục này. Số người trang điểm hàng ngày tăng lên con số 30% và số người hoàn toàn không trang điểm giảm từ 24% (2016) xuống 14% (2019). Những sản phẩm trang điểm được dùng phổ biến nhất là son môi, kem nền và phấn má hồng.

 Tới 73% sử dụng các sản phẩm chăm sóc da ít nhất một lần/ một tuần hoặc thường xuyên hơn. Các sản phẩm chăm sóc da phổ thông nhất là sữa rửa mặt, kem chống nắng và mặt nạ dưỡng da mặt.

cosmestics

 Không nằm ngoài xu hướng chung của thương mại điện tử, số người mua sắm mỹ phẩm trực tuyến vẫn đang gia tăng, với 57% số người sử dụng mỹ phẩm đã từng mua mỹ phẩm trực tuyến và 72% số này đã từng mua mỹ phẩm qua mạng xã hội. Trong đó, Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất để mua sắm mỹ phẩm.

 Shopee là trang thương mại điện tử phổ biến nhất để mua các sản phẩm làm đẹp.

II. Tìm hiểu về khái niệm liên quan đến mỹ phẩm

1. Định nghĩa mỹ phẩm? 

Theo điều 2, thông tư 06/2011/TT-BYT, Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu thông dụng bao gồm: son môi, phấn mắt, kem dưỡng da, mặt nạ, serum, bộ sản phẩm chăm sóc da…

Doanh nghiệp cần chú ý một số sản phẩm không được xem làm mỹ phẩm được quy định tại Công văn số 1609/QLD-MP ngày 10/02/2012 của Cục Quản lý Dược.

2. Mã HS của Mỹ phẩm

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Hầu hết các mặt hàng mỹ phẩm có mã số hàng hóa thuộc tiểu mục 3304 “Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân”…

Tuy nhiên, cần lưu ý một số sản phẩm làm sạch trong cuộc sống hàng ngày có thể coi là mỹ phẩm nhưng khi nhập khẩu có thể được cơ quan hải quan yêu cầu áp mã thuộc tiểu mục 3401.

Mã HS
Mô tả hàng hóa Ví dụ về hàng hóa Thuế nhập khẩu ưu đãi 125/2017/NĐ-CP
33.04 Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân.    
3304.10.00
– Chế phẩm trang điểm môi Son môi, son dưỡng… 20
3304.20.00 – Chế phẩm trang điểm mắt Bột nhũ mặt, phấn trăng điểm mắt, phấn kẻ mắt…. 22
3304.30.00 – Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân nước sơn móng tay, Tinh dầu dưỡng móng, Dung dịch tẩy móng tay , …. 22
  – Loại khác:    
3304.91.00 – – Phấn, đã hoặc chưa nén Phấn phủ trang điểm, Phấn trang điểm , Phấn thơm , phấn lót trang điểm, Phấn má …. 22
3304.99 – – Loại khác:    
3304.99.20 – – – Kem ngăn ngừa mụn trứng cá Gel trị mụn, Kem chống mụn, Kem dành cho da mụn , Kem dưỡng da trị mụn trứng cá , Kem trị mụn, Kem trị mụn trứng cá …. 10
3304.99.30  – – Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác Kem dưỡng da ban đêm , kem dưỡng da ban ngày , kem dưỡng da chân , kem dưỡng da chống nắng , kem dưỡng da làm săn chắc cơ thể , kem dưỡng da tay , Nước hoa hồng…. 20
3304.99.90 – – – Loại khác Bộ sản phẩm dưỡng da, nhũ tương, mặt nạ, serum…. 20
3401.30.00 – Các sản phẩm và chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, dạng lỏng hoặc dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng Sữa rửa mặt, gel rửa mặt…

III. Thủ tục cần biết về thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài về Việt Nam 

Với nhu cầu, xu hướng dùng mua sắm mỹ phẩm ngày càng lớn, chính vì thế mà lượng người dùng tăng cao khiến việc nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm từ nước ngoài về nước ta ngày càng nhiều. Vậy làm thế nào để xin thủ tục nhập khẩu sản phẩm mỹ phẩm?

1. Xin giấy phép nhập khẩu mỹ phẩm

Mỹ phẩm thuộc danh mục hàng hóa đặc thù, dưới sự quản lý của Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế, do vậy, khi thực hiện nhập khẩu mỹ phẩm doanh nghiệp cần tuân thủ theo đúng quy định.

Trước khi nhập khẩu hàng mỹ phẩm vào Việt Nam, cần thực hiện Công bố mỹ phẩm căn cứ  theo thông tư 06/2011/TT-BYT.

mỹ phẩm nhập khẩu

Thời hạn giá trị của phiếu này kéo dài 5 năm kể từ ngày phiếu công bố được cấp.

Xem thêm: Packing List là gì?

Lưu ý:

Khi thực hiện khai báo sản phẩm, do sản phẩm thường có thành phần thay đổi theo thời gian, do vậy trước khi nhập lô hàng mới, doanh nghiệp cần kiểm tra lô hàng đó có sự thay đổi về thành phần hay không? nếu có thì phải làm công bố mỹ phẩm mới.

Tránh trường hợp nếu hải quan yêu cầu kiểm hóa, nếu không khớp, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 30 đến 50 triệu đồng. Và trong vòng 30 ngày kể từ ngày xử phạt, Doanh nghiệp phải bổ sung được công bố mới. Nếu quá 30 ngày, Doanh nghiệp không xuất trình được công bố mới, hải quan sẽ tiến hành thủ tục tái xuất lô hàng.

2. Thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm

Trước khi hàng cập cảng, doanh nghiệp nên thực hiện khai báo hải quan điện tử trước để tránh mất thời gian, tiền bạc.

Sau khi hàng mỹ phẩm cập cảng hải quan nhập khẩu, doanh nghiệp tiến hành khai báo và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa.

thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Xem thêm: Những thông tin cơ bản về hợp đồng ngoại thương

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan bao gồm:

  • Invoice, packing list: Bản chụp (ký, đóng dấu, chức danh và không đóng dấu: Sao y bản chính)
  • Bill (Vận đơn): Original bill, hoặc telex bill, surrender bill (bản chụp)
  • Hóa đơn cước biển và Hóa đơn CIC tại cảng Hải Phòng, Cát Lái: trong trường hợp mua giá FOB
  • Hóa đơn phụ phí tại cảng xuất: Trường hợp mua giá Exw
  • Phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm: Bản chụp, trường hợp công bố làm từ tháng 1/2016. Các trường hợp công bố từ năm 2012, 2013, Doanh nghiệp cần xuất trình phiếu công bố mỹ phẩm gốc và bản chụp để cán bộ hải quan kiểm tra tính xác thực của hồ sơ. Từ 2016, thực hiện công bố mỹ phẩm online nên doanh nghiệp xuất trình bản chụp. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ hải quan sẽ yêu cầu cùng cấp ID và password để đăng nhập vào hệ thống 1 cửa và kiểm tra bản gốc trên hệ thống.

Bước 2: Xuất trình hồ sơ, tiến hành thông quan hàng hóa

Sau khi xuất trình đầy đủ hồ sơ, hải quan sẽ kiểm tra và thông quan tờ khai ngay tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

Lưu ý về giá khai báo để tránh phải tham vấn, mất thời gian và công sức.

Với thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm trên, hi vọng rằng những bạn nào đang kinh doanh hay có nhu cầu kinh doanh hãy chú ý thật kỹ để công việc của mình có thể suôn sẻ nhất có thể nhé! Hãy liên hệ với Aramex để nhận được thông tin tốt nhất về vận chuyển – giao hàng – xuất/nhập khẩu.

 

Rate this post