Nội Dung
Xuất-nhập khẩu là chủ đề rất rộng, đa dạng và nhiều vấn đề phải đề cập đến. Chính vì thế để gói gọn chúng trong một bài viết là điều khó có thể. Những doanh nghiệp, nhà kinh doanh sẽ cần phải làm gì với thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại nước ta? Hãy cùng Aramex tìm hiểu nhé!
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm có khó không?
I. Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam như thế nào?
Thủ số 1. Loại hình nào khi làm thủ tục xuất – nhập khẩu hàng hóa?
Trước hết, hãy cùng hiểu một chút xem hàng nhập theo loại hình kinh doanh là như thế nào. Một cách đơn giản, nhập kinh doanh là loại hình nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán về Việt Nam để sau đó bán nội địa hoặc làm nguyên liệu phục vụ sản xuất (ra hàng hóa tiêu thụ trong nước).
Một số ví dụ minh họa cho loại hình nhập kinh doanh để bạn tiện so sánh tham khảo:
- Nhập khẩu hàng thiết bị thể thao, đồ dùng nhà bếp, dây điện từ Trung Quốc về Việt Nam để bán tại các cửa hàng;
- Nhập khẩu hạt nhựa từ Thái Lan để sản xuất sản phẩm nhựa tiêu thụ tại Việt nam
- Nhập khẩu gỗ từ Lào về để sản xuất đồ gỗ (dùng nội địa)
- Nhập thịt bò từ Nhật về để bán tại siêu thị
- v.v…
Đến đây, giả sử bạn đã biết mình muốn nhập khẩu hàng theo loại hình kinh doanh, chẳng hạn NKD01 (mã mới trong VNACCS là A11).
Chuyển sang bước tiếp theo, bạn nên kiểm tra xem hàng của bạn có thuộc loại..
Thủ tục nhập khẩu những mặt hàng số 2. Hàng cấm nhập, xin giấy phép?
Rõ ràng, khi chuẩn bị nhâp hàng, bạn cần trả lời rõ những câu hỏi dưới đây.
- Hàng có bị cấm nhập khẩu không?
- Hàng có cần giấy phép nhập khẩu không? Nếu có, của cơ quan nào?
- Hàng có cần kiểm tra chất lượng không? Nếu có, của cơ quan nào?
Việc tìm hiểu này quan trọng, tránh nhập phải mặt hàng cấm, hoặc không đủ thời gian xin giấy phép.
Sau bước kiểm tra trên, khi mặt hàng muốn nhập không bị cấm, không cần giấy phép, hoặc sẽ thu xếp được giấy phép, bạn có thể yên tâm tìm hiểu tiếp các bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Thủ tục nhập khẩu hàng số 3. Ký hợp đồng ngoại thương
Bước đầu tiên là việc đàm phán ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác nước ngoài. Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện liên quan, trong đó có một số điều khoản chính như sau:
- Tên hàng
- Quy cách hàng hóa
- Số lượng / trọng lượng hàng
- Giá cả
- Cách đóng gói
Và một số điều khoản quan trọng khác:
- Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW…),
- Thời gian giao hàng
- Thanh toán: thời hạn, phương thức thanh toán: bằng điện chuyển tiền (TT) hay tín dụng thư (L/C)…
- Chứng từ hàng hóa người bán phải gửi người mua
4. Vận chuyển hàng
Đến bước này, hai bên sẽ thu xếp vận chuyển hàng theo điều kiện đã thỏa thuận. Trách nhiệm của mỗi bên đến đâu, sẽ theo quy định trong hợp đồng.
Bạn có thể căn cứ vào điều kiện giao hàng nêu trên (FOB, CIF…), và tham khảo trong Các điều kiện thương mại quốc tế – Incoterms (bản 2000 hoặc 2010), để biết hàng hóa chuyển giao cho mình từ thời điểm nào, và trách nhiệm của mình gồm những gì.
Tóm tắt sơ bộ 4 điều kiện phổ biến như dưới đây:
Điều kiện thương mại |
Trách nhiệm của người mua |
Ghi chú |
Ex.Work |
|
Trách nhiệm của người mua là lớn nhất. |
FOB |
|
|
CIF |
|
|
DDU | Cung cấp chứng từ để người bán làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa |
Cụ thể hơn, theo điều kiện CIF, người bán thuê công ty vận chuyển (hãng tàu) và mua bảo hiểm hàng, đưa hàng đến cảng dỡ (chẳng hạn Hải Phòng). Bạn là người mua hàng, sẽ làm thủ tục hải quan tại Hải Phòng & tự thuê vận tải bộ kéo hàng về kho.
Với điều kiện FOB, bạn sẽ tự thu xếp chặng vận tải biển & mua bảo hiểm cho hàng. Bạn cũng cần lưu ý, với cả 2 điều kiện này, trách nhiệm của người bán hàng sẽ đều chấm dứt khi hàng qua lan can tàu ở cảng xếp.
Với những điều kiện khác: ExWork, DDU… trách nhiệm của hai bên sẽ thay đổi, bạn tra cứu Incoterms, sẽ biết mình cần phải làm gì.
II. Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa
Lưu ý số 1 với thủ tục nhập khẩu mọi mặt hàng hóa là. Xin giấy phép xuất – nhập khẩu hàng hóa
Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với những mặt hàng thông thường được sự cho phép của các cơ quan chủ quản hoặc cán bộ chuyên ngành. Nhưng đối với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt, hàng hạn chế hay xuất khẩu có điều kiện thì cần xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Giấy phép nhập khẩu cũng được thực hiện tương tự xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa nhập khẩu ở các quốc gia sẽ được kiểm định chặt chẽ hơn để đảm bảo nguồn hàng chất lượng.
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa số 2 cần chú ý . Kiểm tra chất lượng hàng hóa và giao/ nhận hàng xuất – nhập khẩu
Đây là công việc cần thiết để đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu, ngăn chặn những hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất và đảm bảo uy tín cho người xuất khẩu. Vì vậy, trước khi xuất khẩu và nhập khẩu, phải kiểm nghiệm về chất lượng cũng như số lượng hàng hóa.
Một số thủ tục nhập khẩu với loại mặt hàng số 3. Thuê phương tiện vận tải
* Đối với bên xuất khẩu:
– Liên hệ với đại lý vận chuyển để lấy thông tin về lịch trình và giá cước.
– Lựa chọn hãng vận chuyển uy tín và chuyến vận chuyển thích hợp. Ngoài ra, có thể phát sinh thuê dịch vụ khác như bốc xếp.
– Giao hàng cho hãng vận chuyển, người chuyên chở ký biên bản giao hàng.
– Cung cấp thông tin bổ sung cho hãng vận chuyển.
– Đổi biên lai hay biên bản lấy vận đơn và thanh toán cước phí.
* Đối với bên nhập khẩu:
Cũng giống với nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải khi xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu nên phối hợp với nhà xuất khẩu để biết lịch trình, tên và số hiệu của phương tiện vận tải, thời gian phương tiện khởi hành, thời gian dự kiến hàng đến,… để tiện cho công việc của hai bên.
Thủ tục nhập khẩu cần chú ý với loại hàng hóa thứ 4. Mua bảo hiểm (nếu có)
Cần xem xét kỹ hợp đồng và thư tín dụng, nếu trong hợp đồng không quy định mua bảo hiểm thì mua ở mức bảo hiểm thấp nhất.
Việc mua bảo hiểm không phải bắt buộc đối với nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, để tránh tổn thất khi rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển quốc tế, người nhập khẩu cần xem xét mua bảo hiểm cho hàng hóa, các nghiệp vụ mua bảo hiểm do bên nhập khẩu thực hiện tương tự như bên xuất khẩu.
Thủ tục quan trọng nhất cần lưu ý số 5 là: Làm thủ tục hải quan
Trước khi giao hàng lên phương tiện vận tải, người xuất khẩu cần khai hải quan cho lô hàng cần xuất khẩu, việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo các quy định của quốc gia sở tại.
Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu cũng tương tự như khai báo hàng xuất khẩu. Cần chú ý đến mã số hàng hóa và áp mức thuế phải nộp. Nếu áp sai mã hàng dễ dẫn đến việc hải quan phạt hành chính và quy vào gian lận thuế.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, nhà nhập khẩu có thể làm công văn xin giải phóng hàng sớm và xin nợ chứng từ trong thời gian làm thủ tục khai hải quan. Nếu có trường hợp bất thường, hải quan có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu giải trình về giá trị hoặc số lượng hàng hóa đã thông quan.
Lưu ý số 6 về việc thủ tục nhập khẩu mặt hàng, hàng hóa về Việt Nam. Xác nhận thanh toán
Một trong những nội dung quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa là thanh toán. Những vướng mắc trong vấn đề thanh toán thường đem lại rủi ro cao cho nhà xuất – nhập khẩu. Chính vì vậy, cần kiểm tra kỹ hợp đồng và lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp để hạn chế rủi ro thanh toán xảy ra.
Thủ tục cần lưu ý tiếp theo trong việc nhập khẩu hàng hóa 7. Giải quyết tranh chấp
Nếu có những phát sinh về việc thiếu hàng, hàng hư hỏng hay hàng kém chất lượng thì việc khiếu nại sẽ diễn ra. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi soạn hợp đồng và rà soát lại các điều khoản đã có trong hợp đồng để tránh những sai phạm đáng tiếc cho hai bên.
Với thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa mà Aramex đã nêu trên, hi vọng các bạn sẽ lưu ý để phục vụ thật tốt công việc của mình nhé. Nếu cần thêm thông tin gì về xuất nhập khẩu, hãy liên hệ với Aramex để nhận câu trả lời tốt nhất!