15 Thuật Ngữ Thông Dụng Trong Vận Chuyển Hàng Không

15 Thuật Ngữ Thông Dụng Trong Vận Chuyển Hàng Không

Làm việc trong ngành vận chuyển hàng không đòi hỏi bạn phải nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh. Bài viết này sẽ tổng hợp 15 thuật ngữ thông dụng nhất để giúp bạn dễ dàng hiểu và sử dụng trong công việc.

 Air Waybill (AWB)

Là vận đơn hàng không do hãng hàng không phát hành, xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay. AWB đóng vai trò như biên nhận giao hàng và bằng chứng hợp đồng vận chuyển.

Air Waybill (AWB)

Cargo Density (Mật độ hàng hóa)

Xác định thể tích mà hàng hóa chiếm dụng cho một đơn vị trọng lượng. Ví dụ: 1 tấn gạo đóng bao có thể tích 1,4 m3, tỷ trọng của gạo đóng bao là 0,71 (1/1,4 m3).

Cargo Manifest (Bản kê khai hàng hóa)

Liệt kê thông tin chi tiết về hàng hóa được chất xếp lên máy bay, bao gồm số AWB, số hiệu thiết bị chất xếp, chủng loại hàng hóa,…

Cargo Manifest (Bản kê khai hàng hóa)

Certificate of Origin (Chứng nhận xuất xứ)

Tài liệu thương mại quan trọng xác nhận nguồn gốc quốc gia của hàng hóa trong lô hàng xuất khẩu.

Gross Weight (GW)

Trọng lượng tổng của hàng hóa bao gồm cả bao bì đóng gói theo cân nặng thực tế. Đơn vị tính: Kg.

ship cod mất bao lâu

Volume Weight (VW)

Trọng lượng được quy đổi từ kích thước kiện hàng, dùng để đo khả năng chiếm chỗ của lô hàng.

Chargeable weight (Trọng lượng tính cước)

Dựa trên trọng lượng tính cước, bạn xác định mức giá vận chuyển hàng hóa. Trọng lượng tính cước có thể là trọng lượng thực tế hoặc trọng lượng theo thể tích, tùy theo giá trị nào lớn hơn.

Charges collect (Phí trả sau)

Người nhận hàng sẽ thanh toán tổng phí vận chuyển, bao gồm phí nhận hàng và/hoặc phí giao hàng, được ghi trên vận đơn.

Consolidation (Sự gom hàng)

Chiến lược gom nhiều kiện hàng nhỏ lẻ từ các khách hàng khác nhau thành một lô hàng lớn để tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Consolidation (Sự gom hàng)

Customs clearance agent (Công ty làm thủ tục thông quan)

Chịu trách nhiệm giải quyết các nghĩa vụ và chứng từ về xuất nhập khẩu hàng hóa, tuân thủ các quy định hải quan và chính phủ.

Customs clearance agent (Công ty làm thủ tục thông quan)

Documentation fee (Phí tài liệu)

Là một trong những loại phí quan trọng trong giao thương hàng hóa.

Export license (Giấy phép xuất khẩu)

Tài liệu do cơ quan chính phủ cấp cho phép xuất khẩu hợp pháp các hàng hóa bị hạn chế.

IATA cargo agent (Nhà giao hàng của hãng hàng không)

Được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) công nhận và đáp ứng tiêu chuẩn của FIATA.

Tariffs (Thuế quan)

Thuế do chính phủ áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, nhằm điều tiết ngoại thương và bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Tariffs (Thuế quan)

Spare parts (Phụ tùng thay thế)

Là những bộ phận riêng lẻ dùng để thay thế các bộ phận cũ hoặc bị hỏng trong một thiết bị.

Trên đây là kiến thức về thuật ngữ trong vận tải hàng không mà Aramex đã tổng hợp. Nếu còn thông tin nào chưa rõ, hãy liên hệ lại ngay với Aramex nhé!

Đọc thêm: Tìm hiểu những xu hướng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

Đọc thêm: Logistics là gì? Tại sao Logistics lại quan trọng?

Đọc thêm: Những hình thức vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam

Rate this post