Nội Dung
Bạn đã từng nghe đến tờ khai VNACCS? Bạn đã hiểu và định nghĩa về tờ khai VNACCS chưa? Hãy để Aramex “nói cho mà nghe” về thông tin cơ bản về vấn đề này và hướng dẫn các bạn cách khai báo tờ khai VNACCS một cách chi tiết, cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: Vận dụng Incoterms như thế nào trong quá trình xuất nhập khẩu?
I. Tìm hiểu về tờ khai VNACCS:
1. Tìm hiểu khái niệm về VNACCS
VNACCS/VCIS là hai hệ thống mới của hải quan, đều đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết trong công việc xuất-nhập khẩu. Cũng chính từ tầm quan trọng đó, việc khai báo chi tiết tờ khai VNACCS cũng không kém phần quan trọng. Vậy, VNACCS/VCIS được hiểu như thế nào?
- Hệ thống thông quan hàng hóa tự động, tiếng Anh là Vietnam Automated Cargo Clearance System, sử dụng để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Hệ thống thông tin tình báo Hải quan Việt Nam (VCIS), tiếng Anh là Vietnam Customs Intelligence Information System (nghe rất “hoành tráng”). VCIS chủ yếu phục vụ nội bộ cho công tác quản lý rủi ro và giám sát nghiệp vụ của cơ quan Hải quan, nên nếu là chủ hàng bạn cũng không cần bận tâm nhiều.
VNACCS/VCIS do Hải quan Việt Nam mới triển khai, và dự kiến bắt buộc áp dụng chính thức từ đầu tháng 4/2014, sau một quá trình dài chuẩn bị và bắt đầu chạy thử từ tháng 11/2013.
Đây là kết quả hợp tác của gói viện trợ do chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam
Xem thêm: Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
2. Một số phần mềm liên quan đến VNACCS
Hệ thống VNACCS/VCIS bao gồm nhiều phần mềm. Trong đó, chủ hàng sẽ quan tâm nhiều đến những phần mềm sau, đặc biệt là phần mềm đầu tiên:
- Khai báo điện tử (e-Declaration);
- Hóa đơn điện tử (e-Invoice);
- Thanh toán điện tử (e-Payment);
- C/O điện tử (e-C/O);
- Manifest điện tử (e-Manifest).
Một số phần mềm khác trong hệ thống này, nhưng có lẽ dành cho cơ quan hải quan, chứ chủ hàng sẽ ít quan tâm.
- Phân luồng (selectivity);
- Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro;
- Quản lý doanh nghiệp XNK;
- Thông quan và giải phóng hàng;
- Giám sát và kiểm soát.
Phần mềm thông quan hàng hóa tự động được cung cấp miễn phí, doanh nghiệp không phải mua.
Tuy nhiên theo đánh giá ban đầu, việc áp dụng phần mềm miễn phí này cũng khá phức tạp, do phải nhớ các mã nghiệp vụ.
3. Ưu điểm của VNACCS là gì?
Với người khai hải quan, hệ thống mới này nếu triển khai đúng sẽ có một số ưu điểm nổi bật như sau:
Tốc độ thông quan nhanh (sử dụng chữ ký số):
Với luồng Xanh chỉ mất 1-3 giây, nghĩa là chỉ bấm chuột xong là gần như đã có kết quả phân luồng.
Với luồng Vàng hay Đỏ, tất nhiên thời gian xử lý phụ thuộc vào mức độ chuẩn chỉnh của bộ hồ sơ và hàng hóa.
Nhưng dù sao, nếu trên 60% tờ khai luồng xanh, thì thời gian phân luồng nhanh như vậy cũng sẽ rất thuận lợi rồi (hy vọng hệ thống này và các bác hải quan thực sự làm được như vậy).
Hạn chế hồ sơ giấy:
Nhờ liên kết giữa các bộ ngành (khi triển khai hoàn tất) qua phần mềm, nên chứng từ (ví dụ: kiểm tra chất lượng nhà nước) sẽ gửi trực tiếp đến hải quan.
Ngoài ra, với luồng xanh bạn sẽ không cần tới chi cục hải quan (vì không có chỗ trên tờ khai để hải quan đóng dấu như trước đây, vậy chẳng cần đến chi cục làm gì). Khi đó bạn có thể tới cảng lấy hàng, theo đúng tinh thần thông tư 128 mới.
Không cần phải khai riêng tờ khai trị giá:
Như hiện nay đối với phương pháp trị giá giao dịch, do một số chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch vào tờ khai nhập khẩu. Bớt được chứng từ nào cũng tốt, đỡ phức tạp, đúng không bạn?
Giảm bớt số loại hình xuất nhập khẩu:
Dự kiến hệ thống VNACCS/VCIS sẽ chuẩn hóa chỉ còn khoảng trên 40 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (thay vì hơn 200 như hiện nay). Như vậy việc tra cứu cũng dễ hơn cho người khai hải quan rồi.
Không phân biệt loại hình mậu dịch và phi mậu dịch:
Nghĩa là hai loại này chỉ khác nhau về hồ sơ chứng từ, thủ tục thông quan giống nhau. Hiện tại, hàng phi mậu dịch thủ tục lằng nhằng và phức tạp hơn khá nhiều so với hàng kinh doanh.
4. Nhược điểm của VNACCS
Với hệ thống tiên tiến như vậy, liệu có nhược điểm gì không? Tất nhiên là có, hiện đại thì thường kéo theo “hại điện” mà.
Nhược điểm rõ nhất là nó phức tạp hơn với số lượng tiêu chí phải khai nhiều hơn. Nếu người khai hải quan không được đào tạo và thực hành thường xuyên thì việc khai báo thông tin sẽ rất dễ bị nhầm, thiếu, sai.
Vì vậy, với phần mềm mới này, tốt nhất bạn nên có sự chuẩn bị sớm về mặt đào tạo. Trường hợp công ty bạn chưa sẵn sàng, thì nên sử dụng dịch vụ khai thuê hoặc đại lý hải quan. Như vậy sẽ đảm bảo tính chính xác và tiến độ thông quan.
Xem thêm: Cross Docking là gì?
II. Hướng dẫn cách khai báo tờ khai VNACCS như nào?
1. Nút nghiệp vụ số 1:
“1. Lấy thông tin tờ khai từ hải quan (IDB)”: tạo tờ khai VNACCS mới
Khi tạo tờ khai Vinaccs mới bạn sẽ thấy chỉ có nút này sáng lên nên có thể hiểu rằng sẽ thực hiện nghiệp vụ này đầu tiên nhưng thực tế thì nghiệp vụ này chỉ dùng để gọi lại thông tin tờ khai đã khai trước đó lên hệ thống của Hải quan hoặc gọi một số tiêu chí của tờ khai thông qua các chứng từ đã khai trước đó như là “Hóa đơn”, hay “eManifest”.
Cách thông thường là người khai sẽ tự nhập thông tin trên tờ khai mới. Sau khi nhập thông tin tờ khai bạn ghi lại thì nút nghiệp vụ số 2 “2.Khai trước thông tin tờ khai (IDA)” sẽ sáng lên như vậy có thể hiểu là người khai sẽ thực hiện bước nghiệp vụ này tiếp theo.
2. Nút nghiệp vụ số 2
“2.Khai trước thông tin tờ khai (IDA)”:
Khi hoàn thành nhập liệu cho tờ khai và ghi lại thì người khai sẽ thực hiện nghiệp vụ thứ 2 này và hệ thống của Hải quan sẽ trả về số tờ khai, các thông tin còn thiếu và quan trọng nhất là thông tin về thuế của tờ khai do hệ thống của Hải quan tính và trả về cho doanh nghiệp. Người khai sẽ kiểm tra thông tin tờ khai trả về đã phù hợp chưa và quyết định một trong hai tình huống sau:
a.Nếu đồng ý với thông tin tờ khai và tính thuế trả về từ Hệ thống của Hải quan thì tiến hành bước nghiệp vụ tiếp theo là “3.Khai chính thức tờ khau (IDC)” khi thực hiện bước này thì tờ khai sẽ được khai chính thức và được Hệ thống của Hải quan đưa vào xử lý thông quan và các nghiệp vụ tiếp theo.
b.Nếu thấy nội dung tờ khai trả về và kết quả tính thuế chưa phù hợp thì người khai có thể tiếp tục sửa tờ khai và thực hiện lại bước khai trước thông tin tờ khai lên hệ thống của Hải quan để nhận kết quả mới trả về (Bước này có thể thực hiện lặp lại nhiều lần mà không giới hạn).
Để sửa lại thông tin thì người khai sẽ quay lại bước 1 “1.Lấy thông tin tờ khai từ Hải quan (IDB)” khi đó hệ thống sẽ tải về nội dung tờ khai để khai để người khai có thể sửa lại thông tin. Sau khi sửa và ghi lại thì lại tiếp tục thực hiện bước 2 “2.Khai trước thông tin tờ khai (IDA)” và nhận kết quả thông tin tờ khai trả về từ Hải quan.
Xem thêm: Chiến lược Push và Pull được áp dụng thế nào trong Logistics?
3. Nút nghiệp vụ 3:
“3.Khai chính thức tờ khai (IDC)”:
Sử dụng khi người khai chính thức đồng ý với nội dung tờ khai do hệ thống Hải quan trả về khi khai trước thông tin tờ khai trong bước 2.
4. Nút nghiệp vụ 4:
“4.Lấy kết quả phân luồng, thông quan”:
Chức năng này dùng để lấy các thông tin thông quan của tờ khai khi tờ khai đã được khai chính thức bằng nghiệp vụ IDC.
– Sau khi nhận được các kết quả thông quan tờ khai, bạn vào mục “Kết quả xử lý tờ khai” để in tờ khai và các thông báo của tờ khai để tiến hành các bước tiếp theo.
5. Các nút nghiệp vụ từ mục 5.1 đến 5.4
Sử dụng để sửa tờ khai VNACCS khi đã khai chính thức và các bước thực hiện và ý nghĩa giống như quy trình khai mới tờ khai nêu trên chỉ khác là thực hiện khi muốn sửa tờ khai đã khai chính thức.
6. Nút nghiệp vụ 6:
“6.Xem thông tin tờ khai từ Hải quan” :
Sử dụng để xem tờ khai VNACCS lưu trên hệ thống của Hải quan mà người khai đã khai trước đó.
Trên đây là toàn bộ thông tin cũng như cách khai báo tờ khai VNACCS, Aramex hi vọng thông tin trên sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Hãy liên hệ với Aramex để nhận được tư vấn tốt nhất!