Nội Dung
Bạn đã biết gì về chi phí lưu kho? Bạn đã biết tính chi phí lưu kho chưa? Nếu chưa thì đừng lo, hãy để Aramex hướng dẫn bạn 6 công thức thông dụng nhất bạn có thể sử dụng nhé.
Những thông tin về chi phí lưu kho:
Chi phí lưu kho là gì? – Hướng dẫn tính việc chi phí lưu kho
Chi phí lưu kho là loại chi phí phát sinh trong quá trình dự trữ hàng hóa, nguyên vât liệu. Loại chi phí này bao gồm tất cả các chi phí lưu trữ hàng hóa trong kho một khoản thời gian xác định trước .Chi phí lưu giữ được tính trên mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng tồn kho trong một thời kỳ, chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí đầu tư vào hàng tồn kho
- Chi phí lưu giữ: Nếu doanh nghiệp thuê kho thì chi phí này bằng với số tiền thuê kho phải trả, trường hợp nhà kho thuộc sở hữu doanh nghiệp thì chi phí lưu trữ bao gồm chi phí khấu hao và chi phí trả lương cho nhân viên coi kho, nhân viên quản lý điều hành ….
- Chi phí hư hỏng và thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời: chi phí này phát sinh do giá trị hàng tồn khi bị giảm đi.
- Chi phí bảo hiểm: là các chi phí phát sinh do hàng tồn kho bị mất cắp, hỏa hoạn và các thảm họa tự nhiên khác.
- Chi phí thuế: là những loại chi phí phát sinh do các qui định của luật thuế hoặc của chính phủ trên giá trị hàng tồn kho.
- Chi phí đầu tư vào hàng tồn kho: Là chi phí sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào giá trị hàng tồn kho, nếu nguồn vốn là vay thì chi phí đầu tư vào hàng tồn kho là chi phí trả lãi vay, nếu nguồn vốn tự có thì chi phí này là chi phí cơ hội bị mất đi trong trường hợp lợi nhuận thu được từ nguồn vốn này đầu tư cho ngành nghề khác. Chi phí tồn trữ cũng bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi, nhưng đa phần là chi phí biến đổi, một phần là chi phí cố định . Trong các mô hình quản lý hàng tồn kho đều xem chi phí này là chi phí biến đổi, nó sẽ thay đổi theo số lượng hàng dự trữ.
Các loại chi phí lưu kho trong doanh nghiệp
1. Chi phí về nhà cửa, kho hàng: Loại chi phí này chiếm từ 3 – 10%
- Tiền thuê và khấu hao nhà cửa
- Chi phí cho bảo hiểm nhà kho, kho hàng
- Chi phí thuê nhà đất
2. Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện: Loại chi phí này chiếm từ 1-3,5%
- Tiền thuê, khấu hao dụng cụ, thiết bị
- Chi phí năng lượng
- Chi phí vận hành thiết bị
3. Chi phí về nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý: Loại chi phí này chiếm 3-5%
4. Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho: Loại chi phí này chiếm 6-24%
- Phí tổn cho việc vay mượn vốn
- Thuế đánh vào hàng tồn kho
- Bảo hiểm cho hàng tồn kho
5. Thiệt hại của hàng tồn kho do mất mát, hư hỏng hoặc không sử dụng được: Loại chi phí này chiếm 2-5%
Việc quản lý tốt chi phí lưu kho sẽ giúp cho Doanh nghiệm giảm thiểu được những tổn thất và đảm bảo việc lưu giữ một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
6 công thức tính chi phí lưu kho thông dụng bạn cần biết
1. Tính chi phí lưu kho thứ nhất theo pallet
Lưu kho theo pallet phù hợp với các loại hàng có kích thước đồng bộ. Mặt hàng lưu theo kiện hàng cố định, không xuất hàng nhỏ lẻ. Theo đó, khách hàng sẽ tự chất hàng hóa của mình lên pallet và bao bọc, cố định chắc chắn rồi chuyển tới kho lưu trữ. Hoặc nhiều đơn vị sẽ cho chuyển hàng tới kho trước, sau đó sắp xếp lên các pallet sao cho phù hợp nhất.
Kích thước pallet thông dụng hiện nay vào khoảng 48x40x6,5 inch (tương đương khoảng 122x100X16,5 cm).
Ưu điểm của phương thức này hàng hóa gọn gàng, dễ dàng tính phí lưu trữ. Theo đó phí lưu kho sẽ tính theo đơn vị pallet. Bạn lưu bao nhiêu pallet thì sẽ trả phí tương ứng. Hoặc nhiều nhà lưu trữ sẽ quy đổi pallet thành m2 hay m3. Thêm vào đó, nhờ hàng được cố định trên pallet nên xe nâng cũng dễ dàng bốc dở hàng lên xuống.
Xem thêm: Incoterms là gì?
Ý nghĩa của Incoterms có vai trò thế nào trong Thương mại Quốc tế?
2. Tính phí lưu kho thứ hai theo m3 (dựa vào thể tích)
Thể tích được hiểu là không gian mà hàng hóa chiếm trong kho lưu trữ, tính theo dài x rộng x cao. Ví dụ bạn lưu trữ một chiếc thùng dài 1 mét, rộng 1 mét, cao 1 mét (sẽ tương đương 1 mét khối), lưu 10 thùng sẽ tốn chi phí cho 10 m3.
Thông thường lưu kho theo m3 thì hàng hóa của bạn sẽ được chất lên các ô kệ tiêu chuẩn. Ví dụ như 5m3, 10m3, 15m3,…. Phương pháp này vừa giúp cho đơn vị lưu trữ tiết kiệm không gian, vừa giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên bộ phận kế toán cần thường xuyên cập nhật không gian phát sinh mỗi tháng.
Để tính phí lưu trữ, bạn chỉ việc lấy số mét khối nhân với đơn giá thuê kho của 1 mét khối.
3. Tính phí lưu trữ theo m2 (dựa vào diện tích) với việc lưu kho
Lưu theo m2 là một trong những phương thức phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Theo đó không gian khách hàng thuê được tính theo diện tích sàn của kho là dài x rộng
Hình thức này phù hợp với những mặt hàng nặng, kích cỡ cao lớn hoặc gồ ghề. Hàng hóa không thể chất lên kệ như đồ nội thất (giường, tủ đồ, bàn ghế…), tủ lạnh, máy móc nặng, kim loại,…
Chi phí thuê kho được tính dựa trên đơn vị mét vuông, và thường sẽ cao hơn phí thuê mét khối.
Ưu điểm của thuê kho mét vuông là khách hàng có thể tự do sắp xếp, chất hàng hóa trong không gian mà mình đã thuê với một chiều cao nhất định. Xuất nhập hàng, thay đổi số lượng hàng một cách linh hoạt mà không phải bận tâm quá nhiều về vấn đề chi phí không gian phát sinh, miễn sao hàng hóa sắp xếp gói gọn trong phần diện tích đã thuê.
Khuyết điểm là bạn có khả năng lãng phí nếu sắp xếp hàng không hợp lý. Vô tình tạo ra các khoảng “không gian chết” không sử dụng.
Xem thêm: Kẹp seal là gì?
4. Tính chi phí thứ hai là việc lưu kho tự quản
Là hình thức mở rộng của thuê kho theo mét vuông. Khách hàng sẽ được bàn giao một không gian kho riêng hoàn toàn, có vách ngăn, ổ khóa,… Với diện tích từ vài chục đến vài trăm m2 tùy theo từng đơn vị cung cấp.
Với phương thức thuê kho tự quản này , khách hàng tùy ý sắp xếp, bố trí hàng hóa theo mong muốn của mình. Phù hợp với doanh nghiệp lớn muốn chủ động trong việc quản lý và lưu trữ hàng hóa, thường xuyên xuất nhập hàng. Mặt hàng lưu trữ có giá trị hoặc cần tính bảo mật
Chi phí thuê kho sẽ được thỏa thuận tùy thuộc vào diện tích kho cũng như thời gian thuê kho. Tuy nhiên bạn cần có thêm nhân sự để tự quản lý hàng hóa cũng như thực hiện các thủ tục nhập – xuất – tồn.
5.Tính phí lưu trữ theo từng thùng hàng
Cách tính phí lưu trữ này khá đơn giản. Nhà lưu trữ sẽ tính giá lưu trữ của một thùng hàng. Sau đó dựa trên tổng số lượng thùng hàng để báo giá sau cùng. Đây là cách tính phổ biến đối với lưu trữ hồ sơ hoặc các kiện hàng được đóng gói cố định, chắc chắn.
Yêu cầu của phương thức này là tất cả hàng hóa lưu trữ của bạn phải có kích thước và khối lượng tương đồng.
6.Lưu theo số lượng hàng hóa
Các loại sản phẩm hoặc máy móc có kích thước lớn, cồng kềnh… Là đối tượng đặc biệt, khó xác định thể tích và diện tích. Hoặc nếu quy đổi cũng sẽ làm chi phí thuê cao. Do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ sẽ xác định giá thuê tính theo từng đơn vị hàng hóa.
Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể hiểu hơn về chi phí lưu kho cũng như cách tính chi phí lưu kho cần thiết để có thể áp dụng vào công việc cần nhé. Hãy liên hệ với Aramex để nhận được thông tin hỗ trợ tốt nhất!