5 Nhóm Chi Phí Cốt Lõi Trong Chuỗi Cung Ứng

 5 Nhóm Chi Phí Cốt Lõi Trong Chuỗi Cung Ứng

Quản lý hiệu quả chi phí chuỗi cung ứng giúp tối ưu hóa chi phí tổng thể và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản lý chi phí trong chuỗi cung ứng không đơn giản vì nhiều lý do.

Thách Thức Trong Quản Lý Chi Phí Chuỗi Cung Ứng

  • KPI về giảm chi phí xung đột với các KPI khác như doanh thu, hiệu suất giao hàng đúng hạn (OTIF), sự hài lòng của khách hàng và tối ưu hóa hàng tồn kho.
  • Mạng lưới chuỗi cung ứng mở rộng và phức tạp, cắt giảm chi phí ở một hoạt động có thể làm tăng chi phí ở hoạt động khác.
  • Quản lý chỉ tập trung vào doanh số mà không nhìn thấy tác động tích cực từ tối ưu chi phí chuỗi cung ứng.

Trước khi đánh giá và triển khai chiến lược quản lý chi phí chuỗi cung ứng, cần xác định các chi phí chính thúc đẩy chi phí tổng thể.

5 Nhóm Chi Phí Cốt Lõi Trong Chuỗi Cung Ứng

Chi Phí Đầu Tư (Investment Costs)

Chi phí đầu tư bao gồm các khoản chi để xây dựng, mở rộng, duy trì tài sản và nguồn lực chuỗi cung ứng như kho bãi, nhà máy, công nghệ, và nhân lực.

Các hạng mục đầu tư này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một chuỗi cung ứng hiệu quả. Tuy nhiên, đầu tư sai vị trí, thời điểm, hoặc chiến lược không hiệu quả có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính.

Chi Phí Đầu Tư

Cách kiểm soát chi phí đầu tư:

  • Có cái nhìn toàn diện về chuỗi cung ứng để quyết định đầu tư đúng.
  • Dự báo nhu cầu chính xác để tránh lãng phí.
  • Nghiên cứu và phân tích thị trường để bắt kịp thay đổi và xu hướng mới.
  • Tính toán chính xác chi phí đầu tư hiện tại và tiềm năng.

Chi Phí Vận Chuyển (Transportation Costs)

Chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng cao trong chi phí chuỗi cung ứng. Nó phụ thuộc vào giá nhiên liệu và hiệu quả hoạch định tuyến đường, sử dụng phương tiện và phân bổ nhân lực.

Chi Phí Vận Chuyển

Cách kiểm soát chi phí vận chuyển:

  • Thiết kế lưu đồ vận chuyển tối ưu giữa nhà cung cấp, nhà máy và khách hàng.
  • Sử dụng tối đa khả năng tải của phương tiện vận chuyển.
  • Xem xét lựa chọn địa điểm nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối chi tiết.

Chi Phí Mua Hàng (Procurement Costs)

Chi phí mua hàng bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, hàng hóa và các khoản phí liên quan như phí hợp đồng và xử lý đơn hàng.

Chi Phí Mua Hàng

Nguyên nhân tăng chi phí mua hàng:

  • Biến động thị trường và kinh tế.
  • Nhu cầu tiêu dùng tăng cao.
  • Nhà cung cấp tăng giá bán.
  • Chi phí phát sinh từ hợp đồng và thủ tục pháp lý.

Cách kiểm soát chi phí mua hàng:

  • Chuẩn hóa quy trình mua hàng.
  • Đánh giá nhà cung cấp dựa trên giá trị tổng thể.
  • Am hiểu điều khoản hợp đồng và thương thảo chính sách.
  • Xây dựng mối quan hệ bền chặt với nhà cung cấp.
  • Công nghệ hóa các quy trình thủ công.

Chi Phí Sản Xuất (Production Costs)

Chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi cho tài sản, nhân công, vận hành máy móc và quản lý nhà máy.

Chi Phí Sản Xuất

Nguyên nhân tăng chi phí sản xuất:

  • Sử dụng không hiệu quả thiết bị máy móc.
  • Thời gian ngừng hoạt động của máy móc kéo dài.
  • Thay đổi dây chuyền sản xuất liên tục.
  • Sản xuất lại do lỗi sản phẩm.
  • Phân bổ và quản lý nguồn lao động không hợp lý.

Cách kiểm soát chi phí sản xuất:

  • Đồng bộ kế hoạch sản xuất với kế hoạch cung ứng.
  • Giảm thiểu quy trình dư thừa.
  • Giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm.
  • Phân bổ nguồn lực hiệu quả.

Chi Phí Tồn Kho (Inventory Costs)

Chi phí tồn kho bao gồm chi phí lưu trữ hàng hóa, quản lý kho, bảo vệ và bảo trì, kiểm kê định kỳ và tổn thất hàng hóa.

Chi Phí Tồn Kho

Cách kiểm soát chi phí tồn kho:

  • Phân loại và quản lý tồn kho phù hợp.
  • Kiểm tra định kỳ để hạn chế hư hỏng.
  • Tối ưu hóa quy trình lưu trữ và sắp xếp tồn kho.
  • Đầu tư vào hệ thống quản lý tồn kho và công nghệ.

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách tối ưu hóa chi phí. Việc này liên quan đến cải thiện hiệu suất và quản lý tốt mọi khía cạnh của phòng ban.

Áp dụng công nghệ và phần mềm hiện đại giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất, giảm lãng phí, và tối ưu hóa chi phí tổng thể. Điều này không chỉ cắt giảm chi phí mà còn tạo ra cơ hội thúc đẩy lợi nhuận và cạnh tranh.

Tối ưu hóa chi phí trong chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp đảm bảo tài chính mạnh mẽ và sẵn sàng thách thức mọi khó khăn. Tuy nhiên, cần đảm bảo việc cắt giảm chi phí không ảnh hưởng đến hiệu suất và chi phí ở khía cạnh khác.

Trên đây là kiến thức về 5 chí phí cốt lõi trong chuỗi cung ứng mà Aramex đã tổng hợp. Nếu còn thông tin nào chưa rõ, hãy liên hệ lại ngay với Aramex nhé!

Đọc thêm: Tìm hiểu những xu hướng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

Đọc thêm: Logistics là gì? Tại sao Logistics lại quan trọng?

Rate this post