Nội Dung
Các Chỉ Số Hiệu Suất Trong Mô Hình SCOR
Chuỗi cung ứng quốc tế ngày càng phức tạp hơn. Toàn cầu hóa làm tăng cạnh tranh chuỗi cung ứng (Bolo, 2011). Mô hình tham chiếu SCOR phát triển, mở ra chương mới cho quản lý chuỗi cung ứng. Áp dụng SCOR, doanh nghiệp thiết lập chiến lược chi phí. Họ tối ưu thời gian sản xuất và cải thiện khả năng đáp ứng. Điều này nhờ vào quy trình chuỗi cung ứng chặt chẽ (Kamah, 2012).
Mô Hình SCOR Là Gì?
SCOR là viết tắt của Supply Chain Operation Reference, tức Mô Hình Tham Chiếu Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng. Mô hình này định nghĩa các ứng dụng tốt nhất, thước đo hiệu quả và yêu cầu chức năng cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con và các hoạt động của chuỗi cung ứng. SCOR cung cấp cấu trúc nền tảng và thuật ngữ chuẩn, giúp công ty thống nhất nhiều công cụ quản lý như tái thiết quy trình kinh doanh, lập chuẩn so sánh và phân tích thực hành. Các công cụ của SCOR giúp công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu quả.
Theo phiên bản cập nhật thứ 12 của SCOR, phần hiệu suất hoặc chỉ số của mô hình SCOR tập trung vào việc hiểu rõ kết quả (outcomes) của chuỗi cung ứng. Có hai yếu tố chính sau: thuộc tính hiệu suất (Performance attributes) và chỉ số hiệu suất (Performance metrics).
Thuộc Tính Hiệu Suất (Performance Attributes)
Thuộc tính hiệu suất là một nhóm hoặc phân loại các chỉ số được sử dụng để thể hiện một chiến lược cụ thể. Bản thân một thuộc tính không thể được đo lường; nó được sử dụng để thiết lập định hướng chiến lược. Ví dụ: “Sản phẩm X cần dẫn đầu cạnh tranh về độ tin cậy” và “Thị trường A yêu cầu công ty phải nằm trong số 10 nhà sản xuất nhanh nhẹn hàng đầu”. Như vậy, thuộc tính hiệu suất ở đây là “độ tin cậy” và “nhanh nhẹn”. Mô hình SCOR xác định năm thuộc tính hiệu suất như sau:
Độ Tin Cậy (Reliability)
Thuộc tính độ tin cậy đề cập đến khả năng thực hiện các tác vụ theo yêu cầu. Thuộc tính này tập trung vào khả năng dự đoán kết quả của một quá trình trong việc làm hài lòng khách hàng. Ví dụ: thời gian giao hàng theo hợp đồng mua bán giữa công ty A với công ty B là ngày 15/9/2021. Nếu công ty A giao hàng đúng hẹn thì độ tin cậy sẽ là 100%, nếu công ty A giao hàng trễ hẹn hoặc sớm hơn dự tính thì độ tin cậy sẽ <100%. Các chỉ số tiêu biểu cho thuộc tính độ tin cậy bao gồm:
- Đúng giờ;
- Đúng số lượng;
- Đúng chất lượng.
Chỉ số hiệu suất chính SCOR (Key Performance Indicator – KPI) hay chỉ số cấp 1 cho thuộc tính độ tin cậy: Perfect Order Fulfillment.
Khả Năng Đáp Ứng (Responsiveness)
Thuộc tính khả năng đáp ứng mô tả tốc độ thực hiện các tác vụ kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ về chỉ số khả năng đáp ứng chính là thời gian chu kỳ (Cycle Time).
Chỉ số hiệu suất chính SCOR (Key Performance Indicator – KPI) hay chỉ số cấp 1 cho thuộc tính khả năng đáp ứng: Order Fulfillment Cycle Time.
Độ Linh Động (Agility)
Thuộc tính linh động mô tả khả năng phản ứng với các tác động bên ngoài; khả năng và tốc độ thay đổi của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu từ thị trường. Các ảnh hưởng bên ngoài bao gồm:
- Sự gia tăng hoặc giảm xuống không thể dự báo trước của nhu cầu;
- Các nhà cung cấp hoặc đối tác ngừng kinh doanh;
- Thiên tai;
- Các hành động khủng bố (mạng);
- Sự sẵn có của các nguồn lực tài chính (nền kinh tế);
- Các vấn đề lao động.
Chỉ số hiệu suất chính SCOR (key performance indicator – KPI) hay chỉ số cấp 1 cho thuộc tính độ linh động: Flexibility; Adaptability; Value-at-Risk.
Chi Phí (Cost)
Thuộc tính chi phí mô tả chi phí vận hành quy trình của chuỗi cung ứng. Sự tối ưu về chi phí mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp, cụ thể là nhân sự công ty và các cổ đông. Chi phí điển hình bao gồm chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí vận chuyển.
Chỉ số hiệu suất chính SCOR (Key Performance Indicator – KPI) hay chỉ số cấp 1 cho thuộc tính chi phí: Total Cost to Serve.
Độ Hiệu Quả Quản Lý Tài Sản (Asset Management Efficiency (‘Assets’))
Thuộc tính hiệu quả quản lý tài sản (‘Assets’) mô tả khả năng sử dụng hiệu quả tài sản của ban quản trị nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các chiến lược quản lý tài sản trong chuỗi cung ứng bao gồm giảm hàng tồn kho và sử dụng nguồn lực nội tại thay vì thuê ngoài. Các chỉ số liên quan đến độ hiệu quả trong quản lý tài sản bao gồm:
- Số ngày tồn kho (Inventory days of supply);
- Mức sử dụng công suất (capacity utilization).
Chỉ số hiệu suất chính SCOR (Key Performance Indicator – KPI) hay chỉ số cấp 1 cho thuộc tính độ hiệu quả quản lý tài sản: Cash-to-Cash Cycle Time; Return on Fixed Assets.
Chỉ Số Hiệu Suất (Performance Metrics)
Để đo lường khả năng đạt được các định hướng chiến lược này, SCOR thiết lập các chỉ số hiệu suất (Performance metrics). Chỉ số SCOR là chỉ số có chức năng chuẩn đoán được phân theo các cấp độ đo lường từ tổng quát đến chi tiết. Có ba cấp độ đo lường mà các nhà phân tích có thể sử dụng từ mô hình SCOR.
Chỉ Số Hiệu Suất SCOR Cấp 1
Các chỉ số cấp 1 là chẩn đoán về tình trạng chung của chuỗi cung ứng. Các số liệu này còn được gọi là số liệu chiến lược và các chỉ số hiệu suất chính (KPI). Việc thực hiện đối chuẩn của các chỉ số cấp 1 (Level-1 Benchmarking) giúp nhà quản lý và các chuyên gia thiết lập các mục tiêu thực tế để hỗ trợ các định hướng mang tính chiến lược.
Chỉ Số Hiệu Suất SCOR Cấp 2
Các chỉ số cấp 2 đóng vai trò là chỉ số chẩn đoán (Diagnostics) cho các chỉ số cấp 1. Mối quan hệ chẩn đoán này giúp nhà quản lý xác định nguyên nhân gốc rễ hoặc các nguyên nhân gây nên lỗ hổng hiệu suất (Performance Gap) cho chỉ số cấp 1.
Chỉ Số Hiệu Suất SCOR Cấp 3
Các chỉ số cấp 3 đóng vai trò là chỉ số chẩn đoán cho chỉ số cấp 2. Tuy có cùng vai trò chuẩn đoán như chỉ số cấp 2 nhưng chỉ số cấp 3 mang tính chi tiết trong quy trình/hoạt động chuỗi cung ứng.
Phân tích hiệu suất chỉ số từ cấp độ 1 đến 3 gọi là phân tích chỉ số. Quá trình này còn gọi là chẩn đoán hiệu suất. Nó cũng được gọi là phân tích nguyên nhân gốc rễ của chỉ số. Phân tích số liệu là bước đầu tiên để phát triển chuỗi cung ứng. Nó giúp xác định quy trình cần điều tra chuyên sâu.
Kết luận
Các nhà quản lý chuỗi cung ứng phải hiểu rõ nguyên tắc đo lường hiệu quả. Họ cũng cần nắm rõ mục tiêu của quy trình chuỗi cung ứng. SCOR đóng góp lớn với công cụ truy cập nhanh vào thước đo hiệu suất. Các thước đo này được hệ thống theo cấp độ. Nhờ đó, SCOR có thể áp dụng hiệu quả trong mọi doanh nghiệp. Điều này đúng với cả doanh nghiệp lớn và nhỏ.
Trên đây là kiến thức về Các Chỉ Số Hiệu Suất Trong Mô Hình SCOR mà Aramex đã tổng hợp. Nếu còn thông tin nào chưa rõ, hãy liên hệ lại ngay với Aramex nhé!
Đọc thêm: Tìm hiểu những xu hướng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng
Đọc thêm: Logistics là gì? Tại sao Logistics lại quan trọng?
Đọc thêm: Dịch vụ chuyển phát nhanh đi Trung Quốc
Đọc thêm: Booking tải hàng không từ Hồ Chí Minh đi Manila
Đọc thêm: Vận chuyển lụa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ
Đọc thêm: Những hình thức vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam