Nội Dung
Nhiều người băn khoăn, đặt ra câu hỏi: Freight Forwarder là gì? Họ vẫn chưa rõ về Forwarder cũng như những định nghĩa về chúng! Và để giải đáp thắc mắc của các bạn, hãy cùng Aramex tìm hiểu cụ thể qua bài viết này nhé!
1. Freight Forwarder là gì?
Freight Forwarder – hay mọi người vẫn thường gọi ngắn gọn Forwarder là thuật ngữ thường sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dùng để chỉ những người hoặc công ty chuyên làm việc giao nhận vận tải.
Hay nói cách khác đơn giản hơn, nghĩa của từ forwarder chỉ người/đơn vị đứng ra làm trung gian để tiếp nhận hàng hóa của chủ hàng, hoặc thu gom hàng hóa từ nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) rồi tập trung lại thành lô hàng đủ lớn. Sau đó, họ sẽ thuê đơn vị phù hợp (hãng tàu, hãng hàng không,…) để chuyển các lô hàng này tới điểm đích theo yêu cầu của khách.
Forwarder đáp ứng giao nhận vận tải cho đa dạng tuyến hàng. Bao gồm các tuyến quốc tế lẫn các tuyến nội địa từ Bắc vào Nam và ngược lại.
Ví dụ, một doanh nghiệp tại TP.HCM cần xuất khẩu một lô hàng trái cây sang Mỹ. Công ty này sẽ tìm thuê một đơn vị forwarder mà mình tin tưởng và trình bày nhu cầu của mình. Lúc này, forwarder sẽ tiếp nhận đơn hàng rồi liên hệ với hãng tàu uy tín, có giá tốt nhất để thuê họ chuyển đi theo thỏa thuận với khách hàng trước đó.
Nhiều người cho rằng người làm forwarder cũng như một dạng “cò” trung gian, chuyên nhận hàng rồi tìm thuê người vận chuyển để nhận tiền chênh lệch. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện với các đơn vị nhỏ lẻ hoặc cá nhân. Trên thực tế, nếu các công ty forwarder chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ cho chủ hàng rất nhiều, vừa giúp việc giao nhận hàng diễn ra nhanh chóng, vừa giúp chủ hàng tiết kiệm được rất nhiều công sức và tiền bạc. Bạn tìm hiểu thêm vai trò của forwarder trong nhập khẩu xuất khẩu ở mục phía dưới!
Xem thêm: Quy trình vận chuyển hàng hóa nhập khẩu diễn ra thế nào?
Tổng quan về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
2. Tại sao lại cần đến Freight Forwarder? Vai trò của Freight Forwarder là gì?
Tại sao lại cần các dịch vụ giao nhận quốc tế? Có thể thấy được một số lý do chính sau:
- Khách hàng nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/ hãng tàu, và họ cần bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
- Sử dụng forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng. Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ.
- Ở Việt Nam, một số công ty giao nhận là “sân sau” của những người có vị trí tại các hãng vận tải, cảng, chủ hàng…; là nơi giải quyết “nhu cầu” của các bên. Đây là một thực trạng nhức nhối nhưng vẫn đang tồn tại khá phổ biến.
- Quá trình xuất nhập hàng tại các cảng đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều thủ tục, theo các quy trình khá phức tạp mà chủ hàng khó có thể tự mình thực hiện suôn sẻ. Forwarder với kinh nghiệm trong ngành sẽ nắm rõ các bước cần làm, giúp xử lý nhanh chóng, vận chuyển lô hàng luôn kịp tiến độ.
- Có rất nhiều hãng tàu/hàng không khác nhau với cảng đi và cảng đến khác nhau, thời gian nhập cảng cũng không giống nhau. Với mối quan hệ sẵn có của mình, forwarder sẽ nhanh chóng chọn được hãng vận chuyển và thời gian nào phù hợp nhất với lô hàng của bạn. Nếu bạn tự tìm kiếm, phải mất rất nhiều thời gian để liên hệ.
- Vì chuyên làm nhiệm vụ giao nhận vận tải, chắc chắn các forwarder sẽ dễ dàng chọn được những đối tác hãng tàu “mối quen” có mức giá tốt nhất, góp phần giảm chi phí cho bạn. Bởi bạn sẽ không thể nào tự mặc cả với hãng tàu, cũng như dễ bị “hố” nếu không phải là dân chuyên nghiệp.
- Nếu lô hàng của bạn nhỏ lẻ thì việc tự mình liên hệ hãng tàu vận chuyển chi phí sẽ cao ngất ngưỡng. Nghiệp vụ forwarder với chức năng gom hàng lẻ để đóng ghép chung container sẽ giúp các chủ hàng giảm được rất nhiều chi phí.
- Và cuối cùng là vấn đề ngôn ngữ. Chắc chắn các giao dịch sẽ sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng Anh. Vậy nên các chủ hàng có thể nhờ sự hỗ trợ của forwarder để việc giao nhận hàng thuận lợi hơn.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa Forwarder và Logistics là gì?
3. Các công việc/ dịch vụ của Freight Forwarder bao gồm những gì?
Các công việc của forwarder chủ yếu sẽ là thu xếp, liên hệ đối tác vận chuyển phù hợp. Sau đó thỏa thuận mức giá tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó các forwarder cũng sẽ có thêm các dịch vụ phụ hỗ trợ khác khi khách hàng có nhu cầu:
- Làm thủ tục thông quan: Forwarder sẽ thay thế chủ hàng để làm hồ sơ thông quan và đóng thuế
- Dịch vụ quản lý những vấn đề liên quan đến chứng từ như giấy phép xuất nhập khẩu, vận đơn B/L, chứng nhận xuất xứ C/0.
- Tìm kiếm/cung cấp dịch vụ lưu trữ quản lý hàng tồn kho, các hoạt động khác trong chuỗi logistics.
- Chuyên tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về thương mại quốc tế. Những khách hàng mới tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu nên tìm họ để được chia sẻ các kinh nghiệm.
Xem thêm: Chiến lược Push và Pull trong Logisitics
Giải quyết tranh chấp trong xuất nhập khẩu – vấn đề lớn cần biết!
4. Lựa chọn Freight Forwarder như thế nào?
Nếu bạn là nhà xuất nhập khẩu, hay các công ty sản xuất, thương mại cần vận chuyển hàng hóa, thì việc lựa chọn công ty forwarding phù hợp cũng rất đáng lưu tâm.
Trước hết, việc đầu tiên là phải tìm được những công ty tiềm năng. Thông tin về các công ty này có thể tìm trên internet, tại các danh bạ công ty, các trang vàng, các hiệp hội giao nhận (chẳng hạn ở Việt Nam là VIFFAS), hoặc qua quan hệ cá nhân, giới thiệu của bạn bè đồng nghiệp. Khi đã có một danh sách các forwarder để lựa chọn, bạn phải chọn được forwarder phù hợp nhất.
Một số tiêu chí để lựa chọn Freight Forwarder là gì?
- Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của các forwarder này đối với loại hàng của bạn. Chẳng hạn bạn cần vận chuyển hàng đông lạnh sang châu Âu, vậy bạn phải xem các forwarder này có kinh nghiệm với hàng lạnh trên tuyến này không.
- Các dịch vụ phụ trợ và chi phí mà bên giao nhận tính cho bạn. Tổng chi phí dịch vụ cho lô hàng của bạn.
- Họ có sẵn lòng giải thích cho bạn về quá trình cung cấp dịch vụ không. Điều này rất hữu ích khi bạn là người mới tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms), nhất là những điều khoản phổ biến như: FOB, CIF, CNF, DDU…
- Các bên liên quan: hãng tàu (hàng không), cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot… Các chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C
Top các công ty Forwarder hàng đầu thế giới
- Kuehne+Nagel
- DHL
- DB Schenker
- Panalpina
- CEVA
- Geodis …
5. Các nghề trong lĩnh vực freight forwarding là gì?
Nếu đi sâu vào lĩnh vực forwarder, có rất nhiều vị trí nghề nghiệp khác nhau. Nếu bạn là sinh viên đang học đại học, hoặc sắp tốt nghiệp ra trường khối kinh tế, hàng hải hay ngoại thương có thể trau dồi thêm để tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp cho mình trong lĩnh vực giao nhận vận tải này!
- Nhân viên Sales Forwarder (Nhân viên bán hàng): Được đào tạo nhằm tư vấn, báo giá và chốt sale khách hàng,…
- Customer service (nhân viên chăm sóc khách hàng): Nhiệm vụ chủ yếu là liên lạc khách hàng, giải đáp các thắc mắc, chăm sóc sau bán hàng, đôi khi tư vấn và chốt sale luôn…Nhiều đơn vị thì Customer service và nhân viên Sales là một.
- Documentation/Document Staff (Nhân viên Chứng từ): Giữ trách nhiệm thu thập, bổ sung, phân loại,…các loại chứng từ cần thiết trong quá trình forwarding.
- Nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu – Nhân viên Khai thác (Operation Staff): Người này sẽ book chỗ, xuất nhập container, có khi sẽ thông quan hàng hóa…
- Customs clearance (Nhân viên Thông quan): thực hiện các hoạt động khai báo nhằm đảm bảo quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng nhất.
- Trucking operation (Quản lý vận tải bộ): Các công tác quản lý, điều hành các vấn đề liên quan đến vận tải đường bộ.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Forwaders để có thể giải đáp thắc mắc của các bạn rằng: Freight Forwarder là gì? Để có thể nắm bắt thêm được nhiều thông tin nữa, hãy thường xuyên truy cập Aramex hoặc gọi điện trực tiếp để được tư vấn hỗ trợ!