Những lưu ý khi thỏa thuận cước đường biển với hãng tàu bạn cần biết!

thỏa thuận cước đường biển

Việc thỏa thuận cước đường biển tưởng như là dễ mà nó lại phức tạp hơn nhiều so với mức bạn tưởng tượng đấy! Vậy hãy cùng Aramex tìm hiểu những đề về việc thỏa thuận công việc về cước đường biển qua bài viết này nhé!

1.Liên hệ hỏi giá cước đường biển

Người thuê tàu có thể liên hệ để hỏi mua cước đường biển từ hãng tàu, hoặc forwarders.

Người thuê tàu có thể là người XK hoặc người NK. Trong nhiều trường hợp, dù điều kiện bán hàng là theo nhóm C, D (tức quyền thuê tàu, chọn hãng tàu thuộc về người XK), nhưng người NK vẫn dùng quyền lực mềm của mình để ép người XK mua cước đường biển tại hãng tàu mà người NK chỉ định). Người XK cần cố gắng deal khéo léo để giành lại quyền lợi chính đáng này của mình để mang về hiệu quả kinh tế cao hơn cho việc kinh doanh.

Nếu người bán thuê tàu (theo điều kiện nhóm C và D) thì hành động này phải diễn ra trước khi người XK ký hợp đồng mua bán với người NK vì người bán phải biết tiền cước đường biển là bao nhiêu để cộng vào giá hàng bán.

Xem thêm: Tìm hiểu về chứng nhận CCC

2. Cách hỏi giá cước đường biển

thỏa thuận cước đường biển

Hỏi nhanh thì gọi điện thoại, không cần gấp thì viết email. Khi liên hệ hỏi giá cước, người thuê tàu cần cung cấp các thông tin sau cho hãng tàu/FWD:

  • Tên hàng/loại hàng:
  • Số lượng containers/loại containers nếu là hàng nguyên/đầy containers. Nếu là hàng lẻ/không đầy cont thì cung cấp cho số kiện, số kg, số khối;
  • Loại bao bì, cách đóng gói;
  • Tên cảng đi (cung cấp thêm Nơi lấy hàng: nếu muốn FWD vận chuyển luôn từ kho người XK ra cảng bốc) 
  • Tên cảng đích (cung cấp thêm Nơi hàng đến cuối cùng: nếu muốn FWD vận chuyển luôn hàng từ cảng đích về kho người NK)
  • Thời điểm giao hàng = Delivery time:
  • Điều kiện bán hàng (Incoterms)

FWD thường book containers với hãng tàu thông qua hệ thống INTTR

Xem thêm: Logistics là gì?

3. Nhận chào giá, deal cước đường biển với hãng tàu/ FWD

Sau khi người thuê tàu cung cấp thông tin lô hàng cho hãng tàu/FWD thì hãng tàu sẽ chào giá cước.

Một chào giá cước của hãng tàu thường phải có 04 cụm chiết giá nhỏ:

  • Ocean Freight = Cước chặng chính học xuất nhập khẩu tại tphcm
  • Local Charge đầu bốc; Local Charge đầu dỡ (trong đó quan trọng nhất là phí THC Terminal Handling Charge)
  • Các phụ phí khác: học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm
  • Free time 2 đầu được hưởng

(Các khái niệm về THC, Free timea sẽ được đề cập trong phần Các loại phụ phí)

Một vài nhân viên bán cước không làm rõ các mục này. Họ chỉ nói cước chặng chính mà không đề cập đến các phụ phí, mục đích là muốn chào một mức giá rẻ để dễ dàng thuyết phục người thuê tàu mua cước.

4. Lưu ý về deal giá cước đường biển

Người thuê tàu phải cẩn thận và yêu cầu bên chào cước nêu rõ và thoả thuận rõ ràng 04 ý trên.

vận tải biển

Khi đã xác nhận đồng ý mức cước này, người XK sẽ cộng nó vào giá hàng bán và ký hợp đồng mua bán với người NK. Nếu bên bán cước lúc này kê thêm các loại phụ phí hoặc đòi thu thêm phí cho vấn đề free time, người bán sẽ rơi vào thế đã rồi, phải chấp nhận phụ phí này mới thuê được tàu, trong khi không thể thay đổi giá hàng bán với người NK. Mâu thuẫn với bên bán cước có thể khiến người XK quyết định tìm một hãng tàu khác để chở hàng, nhưng nếu đây là hãng tàu mà người NK chỉ định (người NK đã xác nhận) thì người XK không thể thay đổi vì sẽ làm phật lòng người NK. 

Như đã trình bày trước đây. Việc mua bán cước giữa người thuê tàu và hãng tàu sẽ có/hoặc không có sự xuất hiện của FWD. Nếu FWD xuất hiện họ sẽ đứng giữa ăn lời chênh lệch.

5. Cước phí và phụ phí vận chuyển hàng quốc tế bằng đường biển

vận chuyển đường biển quốc tế

Cước phí gửi hàng quốc tế bằng đường biển

     + OF: Ocean Freight: cước vận chuyển đường biển chưa bao gồm các phụ phí

     + Các phụ phí của hàng quốc tế:

  • THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng. Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…
  • Phí B/L (Bill of Lading fee): Phí chứng từ (Documentation fee): là phí để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu
  • Seal: Phí  niêm chì
  • Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Phí khai hải quan cho hàng đi Mỹ và Trung Quốc
  • Phí AFR  (Advance Filing Rules): Phí khai hải quan cho hàng đi Nhật
  • Phí BAF(Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu.
  • EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)
  • Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm
  • ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge): phụ phí an ninh
  • CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container
  • COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến
  • DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến
  • D/O (Delivery Order fee): Phí lệnh giao hàng
  • ISF ( Importer Security Filing) : Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu dành cho hàng đi Mỹ
  • Phí CFS (Container Freight Station fee): Phí xếp dỡ, quản lí kho tại cảng, dành cho là LCL. Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.
  • Cleaning fee: Phí vệ sinh
  • Lift on/ lift off: Phí nâng hạ

Phụ phí gửi hàng quốc tế bằng đường biển

+ Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu

+ Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, bốc xếp hàng tại cảng, làm chứng từ…).

+ Các phụ phí này thường thay đổi, và không cố định. Khi tính toán tổng chi phí, chủ hàng cần lưu ý tránh bỏ sót những khoản phụ phí mà hãng tàu đang áp dụng trên tuyến vận tải mà lô hàng sẽ đi.

  • THC: USD 120/180 per 20’/40’
  • Seal: USD 9/pcs
  • Docs fee: USD 40/BL
  • Telex release: USD 35/BL (nếu có)
  • AFR: USD 35/BL (only for japan)
  • AMS: USD 35/BL (only for US)

Bảng giá cước một số tuyến quốc tế

thỏa thuận cước

POL

POD 20’DC (USD) 40’DC (USD) SCHEDULE

TRANSIT TIME (DAYS)

HCM PHNOMPENH 50  

90

 

MON, TUE, WED 2
HCM SHIHANOUKVILLE 80  

150

 

SUN 2
HCM SINGAPORE 0  

0

 

MON, THU, FRI 2
HCM HONGKONG 0 0 MON, TUE, THU 3
HCM BANGKOK/LAEM CHABANG 0 0 TUE, WED, THU, FRI 2
HCM MANILA (North) 20 40

 

MON, FRI 10- 12
HCM SHANGHAI 0  

0

 

WED, THU, FRI, SAT 7 – 8
HCM QINGDAO 0  

20

 

MON, TUE 7- 13
HCM PORT KLANG 40  

100

 

MON 3
HCM SHEKOU 0  

20

 

THU 4
HCM BUSAN 60 (INCL EBS at POD)  

150 (INCL EBS at POD)

 

TUE, THU, SAT 8- 10
HCM INCHEON 160 (INCL EBS + CIC at POD)  

300 (INCL EBS + CIC at POD)

 

THU 8
HCM TOKYO 50  

60

 

TUE, SAT, SUN 9- 12
HCM YOKOHAMA 50  

60

 

TUE, SAT, SUN 9- 11
HCM OSAKA 60  

100

 

SAT, SUN 8- 10
HCM KOBE 70  

100

 

SAT, SUN 9
HCM NAGOYA 60  

90

 

TUE, SAT, SUN 15
HCM YANGON 740  

1160

 

TUE 6
HCM JAKARTA 170  

350

 

MON, TUE, WED 2

Với những thông tin về việc thỏa thuận cước đường biển trên hi vọng các bạn sẽ có những thông tin bổ ích nhất! Nếu như các bạn giao dịch, vận chuyển trong cũng như ngoài nước hãy tìm ngay tới Aramex nhé! Nếu thấy thông tin về việc thỏa thuận khi thanh toán cước đường biển, hãy chia sẻ thông tin này với bạn bè của mình.

Rate this post