Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa được thực hiện như thế nào?

thủ tục hải quan xuất khẩu

Để có thể xuất khẩu hàng hóa, bạn phải trải qua nhiều bước cũng như thủ tục yêu cầu bắt buộc từ phía hải quan. Vậy cụ thể những thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Aramex

I. Thế nào là xuất khẩu hàng hóa?

1. Xuất khẩu là gì? 

Chúng ta vẫn hay hiểu nôm na xuất khẩu là việc xuất bán hàng hóa trong nước ra nước ngoài. Tuy nhiên để hiểu xuất khẩu hàng hóa là gì một cách quy chuẩn hơn, bạn có thể căn cứ vào 2 định nghĩa sau:

Theo wikipedia thì Xuất khẩu (hay còn gọi là xuất cảng) là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của một quốc gia sang các quốc gia khác.

Đây không phải là hoạt động bán hàng đơn lẻ mà là một hệ thống bán hàng có tổ chức, có sự giám sát quản lý của cấp nhà nước cả bên trong lẫn bên ngoài với mục đích thu lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ, phát triển nền kinh tế quốc gia,…

thủ tục hải quan xuất khẩu

Theo Luật thương mại 2005, điều 28 khoản 1 thì khái niệm xuất khẩu hơi mang tính vĩ mô hơn. Cụ thể: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, các hoạt động xuất khẩu được diễn ra trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ của một trong 2 quốc gia, hoặc lấy đồng tiền của một bên thứ 3 làm căn cứ. Ví dụ, Việt Nam xuất hàng sang Đài Loan thì có thể giao dịch bằng tiền Việt Nam (đồng nội tệ), tiền Đài Loan hoặc sử dụng đồng USD (đồng ngoại tệ).

Thông thường đồng USD sẽ phổ biến hơn cả trong hầu hết các hoạt động xuất khẩu trên thế giới. Xuất khẩu tiếng anh được gọi chung là Export.

Xem thêm: Xuất khẩu tại chỗ là gì?

2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế là gì?

Xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, thậm chí mang tính vĩ mô trên toàn cầu. Hãy đọc nội dung phía dưới để hiểu kỹ hơn những vai trò cơ bản của xuất khẩu.

2.1: Phát triển doanh nghiệp:

Xuất khẩu mang đến doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Thị trường kinh doanh giờ đây không chỉ còn bó hẹp trong một nước mà đã được hội nhập hóa, mang đến nguồn thu lớn hơn đổ về từ các quốc gia lân cận và cả những nơi cách xa hơn nửa vòng trái đất.

Ngoài vấn đề ngoại tệ thu về, xuất khẩu sẽ tạo động lực để doanh nghiệp không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ của chính mình và ngày càng phát triển.

2.2: Quảng bá thương hiệu:

Đó không chỉ là thương hiệu của doanh nghiệp mà còn là thương hiệu của quốc gia trên thị trường quốc tế. Càng nhiều doanh nghiệp tạo được tên tuổi của mình sẽ góp phần khẳng định, nâng cao vị thế của quốc gia đó.

Ví dụ rõ nhất bạn có thể thấy như khi nhắc đến Toyota, Honda, Toshiba,…người ta sẽ nghĩ ngay đến Nhật Bản. Trong khi đó Microsoft, Apple là thương hiệu quốc gia của Mỹ, Samsung, Hyundai là của Hàn Quốc.

2.3: Mang đến nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước:

Các quốc gia luôn khuyến khích doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu. Đây là cơ sở để tăng tích lũy ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.

2.4: Giúp nền kinh tế toàn cầu phát triển:

Yếu tố này mang tính vĩ mô. Khi sự lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia diễn ra xuyên suốt sẽ là động lực để thúc đẩy sản xuất của từng quốc gia phát triển. Càng nhiều quốc gia đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu, nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ tăng trưởng tốt.

II. 6 bước làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa:

1. Xuất khẩu theo loại hình kinh doanh:

Có nhiều loại hình xuất khẩu khác nhau như xuất khẩu hàng kinh doanh, xuất khẩu vào khu phi thuế quan, xuất khẩu hàng gia công, tạm nhập-tái xuất,… Tuy nhiên trong bài viết này, SEC Warehouse chỉ tập trung hướng dẫn bạn về loại hình xuất khẩu phổ biến nhất hiện nay, có thể nói là chiếm đa số trong các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài. Đó là xuất khẩu theo loại hình kinh doanh.

Vậy xuất khẩu theo loại hình kinh doanh là gì?

xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu loại hình kinh doanh là dạng xuất khẩu các loại hàng hóa kinh doanh đơn thuần dựa trên các hợp đồng mua bán cụ thể. Có thể thực hiện dưới dạng xuất khẩu trực tiếp (tự cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa) hoặc xuất khẩu ủy thác (ủy quyền cho đơn vị dịch vụ làm thay).

Ví dụ, một doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng giày da của Việt Nam, ký kết hợp đồng ngoại thương với một doanh nghiệp tại Hoa Kỳ. Sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế, nằm trong hạng mục sản phẩm được phép xuất khẩu, là có thể thực hiện các thủ tục hải quan hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Mã loại hình xuất khẩu kinh doanh là B11.

2. Các bước làm thủ tục hải quan với loại hình xuất khẩu hàng hóa:

Bước 1: Đánh giá, kiểm tra lô hàng hóa thuộc diện nào?

Bạn muốn kinh doanh thì trước mắt cần chắc chắn sản phẩm của mình được pháp luật cho phép, không phải hàng cấm,… Và việc xuất khẩu hàng hóa cũng không ngoại lệ, thậm chí cần được giám sát chặt chẽ hơn.
Việc đầu tiên bạn cần làm khi có ý định kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đó là đánh giá sản phẩm của mình xem thuộc diện cấm, khuyến khích hay hạn chế để có các bước phù hợp tiếp theo. Có các trường hợp sau xảy ra:

xuất khẩu

  • Hàng thương mại thông thường: Chúc mừng bạn, loại hàng hóa này không hề bị cấm hay yêu cầu giấy tờ, thủ tục gì phức tạp. Bạn có thể an tâm để làm các bước khai hải quan xuất khẩu hàng hóa tiếp theo.
  • Hàng cấm: Nếu thị trường nước ngoài rất tiềm năng, nhưng tại Việt Nam lại thuộc diện cấm xuất khẩu thì bạn nên bỏ ngay ý tưởng này. Bạn không muốn vướng vào các vấn đề pháp lý phức tạp đúng không?
  • Hàng cần xin giấy phép xuất khẩu: Một số mặt hàng, sản phẩm đặt biệt cần có giấy phép xuất khẩu bạn cần lưu ý như thuốc tân dược, hạt giống, động thực vật, mẫu khoáng sản, gỗ và sản phẩm làm từ gỗ, mỹ phẩm, Chất lỏng, cát, bột, than, sách báo – ổ đĩa cứng. Do đó bạn cần tiến hành xin giấy phép đầy đủ trước khi thực hiện khai báo hải quan xuất khẩu. Tránh trường hợp đến lúc khai báo mới xin giấy phép sẽ mất rất nhiều thời gian.
  • Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: Kiểm tra chuyên ngành là việc cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu hàng để đánh giá xem hàng hóa có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định chuyên ngành hay không. Thường thì kiểm tra chuyên ngành nhập khẩu sẽ phổ biến hơn xuất khẩu. Thực tế hiện nay chưa có một danh mục nào cụ thể quy định các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành. Do đó, tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa mà bạn dự định xuất khẩu, cần kiểm tra xem quy định riêng của ngành hàng đó.
  • Hàng phải chịu thuế xuất khẩu: Với chính sách mở cửa, khuyến khích xuất khẩu của nước ta, nhiều mặt hàng đã được bỏ thuế còn 0%. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều loại hàng hóa buộc phải đóng thuế xuất khẩu. Vì thế bạn cần đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế mới có thể xuất khẩu hàng kịp tiến độ. 
  • Hàng hóa xuất theo hạn ngạch: Là sự hạn chế số lượng, khối lượng hay giá trị hàng hóa xuất khẩu trong một giai đoạn. Dùng để chỉ lượng hàng tối đa mà doanh nghiệp có thể xuất hàng đi, thường chỉ áp dụng với các mặt hàng đặc biệt như gỗ, than, gạo,…
    Như vậy, tùy thuộc vào việc hàng hóa của bạn nằm trong diện nào mà cần chuẩn bị hoàn thiện các thủ tục và nghĩa vụ phù hợp. Điều này giúp cho việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa sau này diễn ra thuận lợi hơn

Xem thêm: Vận tải đa phương thức là gì? 

Chứng nhận hun trùng là gì?

Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)

Sale contract (hay còn gọi là hợp đồng ngoại thương) là một bản hợp đồng thỏa thuận mua bán giữa đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu. Hợp đồng ngoại thương là một loại hồ sơ rất quan trọng, bắt buộc phải có khi thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

Thông thường hợp đồng ngoại thương sẽ được thể hiện dưới dạng song ngữ. Trong trường hợp nước xuất khẩu là Việt Nam thì thường sẽ là song ngữ Việt – Anh (nếu xuất khẩu sang Mỹ hay các nước châu u), song ngữ Việt – Trung (nếu xuất khẩu sang Trung Quốc),…

Trong hợp đồng ngoại thương sẽ có các nội dung quan trọng như Tên hàng, số lượng, giá cả, phương thức đóng gói, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, các thỏa thuận,…
Đương nhiên sẽ không có hợp đồng ngoại thương chung cho tất cả các mặt hàng. Bạn có thể tải mẫu Sale contract dưới đây và điều chỉnh lại cho phù hợp với lô hàng mà bạn chuẩn bị xuất khẩu.

Bước 3: Chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu để khai báo hải quan

Bước tiếp theo trong quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu là chuẩn bị hồ sơ. Bạn cần đảm bảo mình đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

thủ tục hải quan

  • Sale Contract (Hợp đồng ngoại thương)
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết)
  • Booking Note (thỏa thuận lưu khoang)
  • Phơi phiếu xác nhận việc container đã hạ cảng
  • Các loại giấy phép khác tùy loại mặt hàng đã xác định ở bước 1. Ví dụ, hàng thủy hải sản cần có kiểm dịch động vật, hàng gỗ cần có hồ sơ lâm sản, chứng nhận phun trùng,…

Ngoài 1 bộ để chuẩn bị làm thủ tục hải quan xuất khẩu, bạn cũng cần gửi cho đơn vị nhập khẩu ở nước ngoài 1 bộ hồ sơ để họ hoàn tất thủ tục hải quan nhập khẩu ở đất nước của họ.

Bước 4: Khai và truyền tờ khai hải quan xuất khẩu hàng hóa

Trong quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, thì đâu là khâu quan trọng nhất. Để thực hiện được bước này, trước mắt doanh nghiệp của bạn cần có sẵn chữ ký số đã đăng ký với với Tổng cục Hải Quan (VNACCS), và hệ thống máy đã cài sẵn phần mềm khai báo hải quan điện tử.

Về phần mềm, bạn có thể sử dụng tính năng khai báo trực tiếp trên hệ thống VNACCS/VCIS của tổng cục Hải Quan. Việc này hoàn toàn không tốn phí và được hướng dẫn cách làm tờ khai hải quan xuất khẩu cụ thể. Tuy nhiên lại hơi phức tạp và khó thao tác. Thay vào đó, nhiều doanh nghiệp hiện nay lại ưa chuộng mua thêm phần mềm khai báo đã được cấp phép bên ngoài để tiện quản lý và sử dụng hơn.

Việc bạn cần làm tiếp theo là dựa vào các chứng từ đã chuẩn bị, nhập các thông tin cần thiết lên hệ thống khai báo như mã cảng, mã loại hình, mã chi cục Hải quan, mã địa điểm lưu kho,…
Kiểm tra thật kỹ lại trước khi truyền tờ khai đi. Phải chắc chắn rằng mọi số liệu, thông tin bạn điền là chính xác 100% không sai sót. Tránh trường hợp xảy ra lỗi hệ thống, làm mất thời gian cũng như công sức. Nếu bạn chưa quen, tốt nhất nên nhờ sự hướng dẫn từ người quen đã có kinh nghiệm khai báo hải quan.

Sau khi truyền tờ khai hải quan xong, bạn chờ kết quả trả về thuộc luồng xanh, vàng hay đỏ mà thực hiện các bước phía dưới.

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ nộp cho Chi cục Hải quan 

Hồ sơ hải quan sau khi truyền đi trên hệ thống khai báo sẽ được xem xét và trả về kết quả. Sẽ có 3 trường hợp xảy ra: Tờ khai được phân luồng xanh, hoặc tờ khai bị chuyển sang luồng vàng, luồng đỏ. Dựa vào đó, bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ cũng như thực hiện các thủ tục tương ứng. Cụ thể:

hải quan

Chuẩn bị bộ hồ sơ đối với tờ khai luồng xanh

Đây là mong muốn của hầu hết mọi doanh nghiệp xuất khẩu. Luồng xanh đồng nghĩa với việc tờ khai đã vượt qua vòng thông quan và không bị kiểm tra gì thêm.
Việc bạn cần làm là in mã vạch và tờ khai thông quan từ website Tổng cục Hải quan, đến Chi cục Hải quan để hoàn tất một số thủ tục. Bên cạnh đó bạn cũng cần mang theo một số chứng từ khác như:
– Phiếu phơi hạ hàng
– Phí hạ tầng (nếu xuất khẩu ở cảng Hải Phòng)

Lúc này, Hải Quan sẽ ký nháy hoặc đóng dấu nội bộ lên tờ khai. Bạn mang tờ này tới hãng tàu thực hiện bước thứ 6.Thông quan hàng hóa

Chuẩn bị bộ hồ sơ đối với tờ khai luồng vàng

Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định tại điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung trong thông thư 39), cụ thể gồm: mẫu tờ khai hải quan xuất khẩu

– Mẫu tờ khai hải quan xuất khẩu Mẫu số 02 Phụ lục II kèm thông tư 39/2015/TT-BCT 

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) hoặc chứng từ có giá trị tương đương : 1 bản chụp

– Bảng kê lâm sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nếu hàng xuất khẩu là gỗ nguyên liệu: 1 bản chính- Giấy phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có)
+ Nếu xuất khẩu 1 lần: 1 bản chính
+ Nếu xuất khẩu nhiều lần: Chỉ cần 1 bản chính khi xuất khẩu lần đầu

– Giấy thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành: 1 bản chính

– Chứng từ chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: 01 bản chụp (khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên)

– Hợp đồng ủy thác (nếu thuộc diện phải có giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành, giấy phép xuất khẩu, giấy chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu): 1 bản chụp

Lưu ý, đối với các chứng từ như Giấy phép xuất khẩu, kiểm tra chuyên ngành và giấy chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu nếu được các cơ quan có thẩm quyền liên quan gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia thì bạn không cần nộp thêm khi làm thủ tục hải quan.
Thực tế, mỗi chi cục Hải quan có thể sẽ có thêm những quy định riêng về giấy tờ cũng như hình thức nộp. Nên để đảm bảo nhất, bạn hãy trực tiếp liên hệ để được hướng dẫn trước.

Chuẩn bị bộ hồ sơ đối với tờ khai luồng đỏ

thủ tục xuất khẩu hàng

Nếu không may rơi vào luồng đỏ, hàng hóa của bạn sẽ bị kiểm tra thực tế. Việc này sẽ làm bạn mất thêm nhiều thời gian, công sức và chi phí vì thủ tục rườm rà hơn. Nhưng trước mắt, bạn vẫn phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ giống như luồng vàng để nộp cho chi cục Hải Quan.

Tùy theo loại hàng và đánh giá của cơ quan hải quan, mà hàng sẽ được kiểm hóa theo hình thức máy soi chuyên dụng, hoặc kiểm tra thủ công. Trường hợp kiểm tra thủ công, mức độ từ 5-10% lượng hàng cho đến 100% nếu có dấu hiệu nghi ngờ.

Có các tình huống sau xảy ra. Thứ nhất, nếu số lượng và chủng loại, nhãn mác hàng hóa đúng chuẩn, khớp với tờ khai thì hàng sẽ được làm thủ tục thông quan. Thứ hai, nếu hàng có nhiều vấn đề và số lượng sai lệch, sẽ bị chất vấn và yêu cầu chủ hàng đến giải trình. Nhẹ sẽ bị nhắc nhở, phạt hành chính và khắc phục để xem xét thông quan. Còn nếu lỗi vi phạm quá nặng sẽ không được xuất khẩu.

Bước 6: Thông quan & thanh lý tờ khai

Tùy theo hình thức xuất khẩu cũng như địa điểm xuất khẩu mà bạn sẽ ra cảng biển, cảng cạn IDC hoặc sân bay để tiến hành thông quan hàng hóa

Thủ tục thông quan xuất khẩu đối với luồng xanh

Bạn chỉ cần trình mã vạch và tờ khai thông quan cho bộ phận chịu trách nhiệm đối chiếu xác nhận là hoàn thành thủ tục. (Đối với hàng kho là bộ phận kho hàng, đối với hàng container là bộ phận vào sổ tàu, đối với hàng sân bay là hải quan giám sát)

Thủ tục thông quan xuất khẩu đối với luồng vàng

Trình hồ sơ cho hải quan tại quầy đăng ký tờ khai. Khi hồ sơ hợp lệ, và bạn đã đóng đầy đủ thuế xuất khẩu (nếu có) thì bạn sẽ được in tờ mã vạch thông quan.

– Với hàng air: Bạn giao hàng cho đại lý để dáng talon và cân hàng. Sau đó cầm mã vạch, tờ khai thông quan cùng phiếu cân để trình cho hải quan giám sát để hoàn tất thủ tục thông quan.
– Đối với hàng lẻ: Bạn trình booking note cho phòng thương vụ nhằm mục đích đăng ký số xe vào cảng. Phòng thương vụ sẽ in phiếu hướng dẫn thể hiện tên kho và cửa vào cho bạn. Hàng sẽ được tiến hành nhập kho và đo đếm số lượng kiện, số khối để ghi chú vào booking note.
Sau đó, để hoàn tất thủ tục, mang trình tờ booking note này cùng tờ khai thông quan và mã vạch để kho xuất phiếu nhập kho cho bạn.

– Đối với hàng nguyên nguyên container: Trước khi đến quầy vô sổ tàu để hoàn thành thủ tục xuất khẩu hàng hóa, bạn cần đóng tiền hạ container và để container hạ bãi. Nhớ mang theo mã vạch và tờ khai thông quan để vô sổ tàu. Lúc này bạn sẽ nhận được phiếu đăng ký tàu xuất, vậy là xong!

Thủ tục thông quan xuất khẩu đối với đối với luồng đỏ:

Tương tự như luồng vàng, bạn cũng trình bộ hồ sơ đã chuẩn bị cho hải quan. Nhưng song song với việc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thuế, thì hải quan đăng ký sẽ chuyển hồ sơ này tới bộ phận kiểm hóa.

Đối với tờ khai luồng đỏ, bạn trình hồ sơ cho hải quan đăng ký giống như đối với luồng vàng, tuy nhiên thay vì kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thuế và ra quyết định thông quan, hải quan đăng ký sẽ chuyển hồ sơ đến bộ phận kiểm hóa. Bộ phận kiểm hóa sẽ xem xét hồ sơ để quyết định mức độ kiểm hóa là bao nhiêu phần trăm. Lúc này cán bộ kiểm hóa sẽ được phân công đến gặp chủ hàng và tiến hành mở hàng để kiểm tra theo quy định. Người này sẽ đánh giá và đưa ra quyết định thông quan cho hàng hóa của bạn.

Khi có quyết định thông quan và được cấp mã vạch. Bạn tiến hành các bước tương tự như đối với luồng vàng, tùy thuộc hàng của bạn là hàng air, hàng lẻ hay hàng container!

Aramex đã tổng hợp đầy đủ những thông tin cũng như những thủ tục hải quan khi xuất khẩu hàng hóa dành cho bạn. Để biết thêm nhiều những thông tin khác hơn về kiến thức ngành hay dịch vụ vận tải, hãy liên hệ với Aramex để được hỗ trợ nhé!

Rate this post