Nội Dung
Đối với cảnh mày râu, trong mỗi bữa tiệc thì “rượu” không thể nào thiếu. Đặc biệt hơn, nếu có rượu ngoại thì chất lượng rượu sẽ tốt hơn và được nhiều người tin dùng. Vậy việc thủ tục nhập khẩu rượu được diễn ra thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng Aramex nhé!
Xem thêm: Tại sao lại cần chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Những mặt hàng cấm nhập khẩu mà doanh nghiệp cần lưu ý
HS code rượu và thuế nhập khẩu rượu
Mã HS code rượu đề nghị doanh nghiệp tham khảo nhóm 2204, 2205, 2206, 2207, 2208.
Doanh nghiệp dựa vào thành phần và tính chất, nồng độ rượu để áp mã phù hợp nhất.
Những văn bản pháp lý quy định với việc thủ tục nhập khẩu rượu:
Căn cứ Điều 20 Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ quy định về sản xuất, kinh doanh rượu quy định:
Điều 20.Nhập khẩu rượu
- Rượu nhập khẩu gồm có rượu thành phẩm đóng chai, hộp, thùng… để tiêu thụ ngay. Rượu dưới dạng phụ liệu và bán thành phẩm dùng để pha chế thành rượu thành phẩm tại Việt Nam.
- Phải có chứng từ rượu nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện và thực hiện quy định tại Điều 15 của Nghị định này về dán tem rượu nhập khẩu.
- Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này về rượu nhập khẩu phải ghi nhãn hàng hóa và các quy định khác có liên quan.
- Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh và phân phối rượu mới được nhập khẩu rượu trực tiếp và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp nhập khẩu rượu phụ liệu và bán thành phẩm dùng để pha chế thành rượu thành phẩm chỉ được bán cho những doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu.
- Doanh nghiệp nếu có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp thì được phép nhập khẩu rượu trực tiếp hoặc được phép ủy thác nhập khẩu rượu phụ liệu và bán thành phẩm để pha chế thành rượu thành phẩm.
- Rượu được nhập khẩu phải đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền trước khi nhập khẩu và được cấp “Thông báo kết quả xác nhận là thực phẩm đã đạt yêu cầu nhập khẩu” với từng lô hàng theo quy định hiện hành.
- Rượu được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế. Ngoài những chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu thì doanh nghiệp phải xuất trình thêm giấy chỉ định hoặc ủy quyền là nhà phân phối, nhập khẩu chính hãng của nơi sản xuất hoặc hợp đồng đại lý của nhà sản xuất, hãng, kinh doanh mặt hàng đó.”
Những văn bản khác:
– Nghị định 105/2017/NĐ-CP
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Thủ tục nhập khẩu với mặt hàng rượu này được diễn ra như thế nào?
Về cơ bản, khi tiến hành nhập khẩu rượu, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:
– Có giấy phép nhập khẩu đủ điều kiện kinh doanh, phân phối rượu
– Tiến hành thủ tục công bố sản phẩm rượu trước khi hàng về
– Hàng về tiến hành kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm
– Tiến hành đăng ký và dán tem
Hồ sơ hải quan nhập khẩu rượu sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
Bộ hồ sơ cơ bản gồm:
– Tờ khai hải quan nhập khẩu
– Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
– C/O nếu có
– Giấy phép nhập khẩu
– Hợp đồng ủy thác (nếu nhập khẩu ủy thác)
– Các chứng từ khác
Hãy lưu ý một số ghi chú này để phục vụ việc thủ tục nhập khẩu rượu ngoại về mình nhé. Aramex luôn đồng hành cùng bạn, nếu cần thông tin nào bạn hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ.