Nội Dung
Trong mỗi ngành nghề, việc học tốt Tiếng Anh cũng như nắm được thuật ngữ trong công việc là điều hết sức quan trọng. Hãy cùng Aramex điểm qua những thuật ngữ giao nhận hàng cơ bản mà các bạn phải lưu ý khi làm theo ngành xuất-nhập khẩu đó nhé!
1. Giao nhận hàng là gì? – Thông tin về thuật ngữ giao nhận hàng hóa
Giao nhận hàng hóa là một quá trình thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển , lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng.
Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hay thông qua các đại lý và thuê dịch vụ của bên thứ ba.
Khi người giao nhận là đại lý của chủ hàng
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và chịu trách nhiệm về:
- Giao hàng không đúng chỉ dẫn.
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn.
- Thiếu sót khi làm thủ tục hải quan
- Chở hàng đến sai nơi quy định.
- Giao hàng không đúng người nhận hàng.
- Những thiệt hại về tài sản và người do người giao nhận gây nên.
- Tái xuất không theo thủ tục cần thiết hoặc không hoàn thuế.
Xem thêm: Vai trò của xuất nhập khẩu trong nền kinh tế nước nhà là gì?
Khi người giao nhận là người chuyên chở.
Khi người giao nhận là người chuyên chở thì người giao nhận đóng vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
Người giao nhận đóng vai trò là người vận chuyển hàng hóa không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình mà trong trường hợp anh ta phát hành chứng từ vận tải của mình.
Người giao nhận đồng thời là nhà vận chuyển có trách nhiệm cung cấp và đảm bảo các dịch vụ liên quan đến việc vận tải. Tuy nhiên người giao nhận không chịu trách nhiệm mất mát hu hỏng hàng hóa phát sinh trong các trường hợp sau:
- Khách hàng đóng gói và ghi ký hiệu mã không phù hợp.
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa.
- Do chiến tranh , đình công
- Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy thác.
- Do các trường hợp bất khả kháng
Xem thêm: Xuất khẩu tại chỗ là gì?
2. Thuật ngữ thông dụng, hay dùng đối với việc giao nhận hàng hóa
Một số thuật ngữ thường được sử dụng trong giao nhận xuất nhập khẩu mà bạn cần lưu ý:
Telex release: điện giải phóng hàng (cho Bill Surrender)
Telex fee: phí điện giải phóng hàng
Airway bill: Vận đơn hàng không
Master Airway bill (MAWB): vận đơn(chủ) hàng không
House Airway bill (HAWB): vận đơn (nhà) hàng không
Express release: giải phóng hàng nhanh (cho seaway bill)
Sea waybill: giấy gửi hàng đường biển
Surrender B/L: vận đơn giải phóng hàng bằng điện
Bill of Lading (BL): vận đơn đường biển
Switch Bill of Lading: vận đơn thay đổi so vận đơn gốc
Purchase order: đơn đặt hàng
Delivery order: lệnh giao hàng
Proforma invoice: hóa đơn chiếu lệ
Commercial invoice: hóa đơn thương mại
Non-commercial invoice: hóa đơn phi mậu dịch (hàng không thanh toán –FOC)
Arrival notice: Thông báo hàng đến
Test certificate: giấy chứng nhận kiểm tra
Certificate of phytosanitary: chứng thư kiểm dịch thực vật
Inspection report: biên bản giám định
Authorized Certificate of origin: CO ủy quyền
Back-to-back CO: CO giáp lưng
Certificate of fumigation: chứng thư hun trùng
Certificate of origin: chứng nhận nguồn gốc xuất xứ
Certificate of analysis: Chứng nhận phân tích kiểm nghiệm
Certificate of health: chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Certificate of quantity: chứng nhận số lượng
Certificate of quality: chứng nhận chất lượng
Pre-alert: bộ hồ sơ (agent send to Fwd) trước khi hàng tới
Application for Marine Cargo Insurance: giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
Survey report: biên bản giám định
Beneficiary’s receipt: biên bản của người thụ hưởng
Certificate of Free Sales: Giấy chứng nhận lưu hành tự do
Veterinary Certificate – Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật
Insurance Policty/Certificate: đơn bảo hiểm/chứng thư bảo hiểm
Benefiary’s certificate: chứng nhận của người thụ hường
Cargo insurance policy: đơn bảo hiểm hàng hóa
Packing list: phiếu đóng gói
Detaild Packing List: phiếu đóng gói chi tiết
Weight List: phiếu cân trọng lượng hàng
Mates’ receipt: biên lai thuyền phó
List of containers: danh sách container
Debit note: giấy báo nợ
Letter of guarantee: Thư đảm bảo
Letter of indemnity: Thư cam kết
Xem thêm: Tính thuế VAT và thuế xuất nhập khẩu như thế nào?
3. Một số thuật ngữ có liên quan đến giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Receipt for shipment BL: vận đơn nhận hàng để chở
Railway bill: Vận đơn đường sắt
Cargo receipt: Biên bản giao nhận hàng
Bill of truck: Vận đơn ô tô
Booking note/booking confirmation: thỏa thuận lưu khoang/thuê slots
Shipping instruction: hướng dẫn làm BL
Shipping advice/shipment advice: Thông tin giao hàng
Sales Contract/Sale contract/Contract/Purchase contract: Hợp đồng ngoại thương
Shelf Life List: bảng kê thời hạn sử dụng hàng hóa (hàng thực phẩm)
Production List: danh sách quy trình sản xuất
Origin criteria: tiêu chí xuất xứ
Wholly obtained (WO): xuất xứ thuần túy
Not wholly obtained: xuất xứ không thuần túy
Rules of Origin (ROO): quy tắc xuất xứ
Accumulation: xuất xứ cộng gộp
De minimis: tiêu chí De Minimis
Certified true copy: xác nhận bản cấp lại đúng như bản gốc
Direct consignment: quy tắc vận chuyển trực tiếp
Partial cumulation: cộng gộp từng phần
Exhibitions: hàng phục vụ triển lảm
Provisional Invoice: Hóa đơn tạm thời (tạm thời cho các lô hàng, chưa thanh toán)
Final invoice: Hóa đơn chính thức
Certified Invoice: Hóa đơn xác nhận (thường của đại sứ quán hoặc VCCI)
Consular Invoice: Hóa đơn lãnh sự (xác nhận của đại sứ quán)
Customs invoice: hóa đơn hải quan (chỉ phục vụ cho việc thông quan)
Tax invoice: hóa đơn nộp thuế
Notice of arrival = Arrival notice
Notice of readiness: thông báo hàng sẵn sàng de van chuyen
Goods consigned from: hàng vận chuyển từ ai
Goods consigned to: hàng vận chuyển tới ai
Third country invoicing: hóa đơn bên thứ ba
Certificate of shortlanded cargo (CSC): Giấy chứng nhận hàng thiếu
Cargo Outturn Report (COR): Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng
Shipping documents: chứng từ giao hàng
Forwarder’s certificate of receipt: biên lai nhận hàng của người giao nhận
Consignment note: giấy gửi hàng
Shipper certification for live animal: xác nhận của chủ hàng về động vật sống
Nature of goods: Biên bản tình trạng hàng hóa.
Với những thuật ngữ giao nhận hàng mà Aramex đã cung cấp qua bài viết trên, hi vọng bài viết trên sẽ cho bạn những thông tin hữu ích và bổ sung kiến thức ngành thật tốt. Hãy liên hệ với Aramex để nhận được thêm nhiều thông tin khác nhé!