Xuất nhập khẩu là gì? Những điều cần biết về xuất nhập khẩu?

xuất nhập khẩu là gì

Xuất nhập khẩu là cụm từ được nhiều người nhắc đến trong cuộc đối thoại cũng như buôn bán giao thương hàng ngày, nhưng bạn đã hiểu xuất nhập khẩu là gì chưa? Nếu chưa hãy cùng Aramex tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Xuất khẩu là gì?

Một cách nôm na, Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.

Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc của một quốc gia thứ ba khác. Chẳng hạn: Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, sử dụng đồng tiền thanh toán là USD. Trong trường hợp này USD là ngoại tệ đối với Việt Nam nhưng là đồng tiền nội tệ của Mỹ. Còn trong trường hợp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, và cũng thành toán bằng USD thì đồng USD ở đây là ngoại tệ đối với cả hai quốc gia xuất và nhập khẩu.

Ấy là định nghĩa dễ hiểu, còn khái niệm xuất khẩu theo Luật thương mại 2005 thì được nêu cụ thể tại Điều 28, khoản 1 như sau:

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Về cơ bản thì từ “xuất khẩu” theo cả 2 cách định nghĩa cũng được hiểu là bán hàng cho nước ngoài mà thôi.

Xem thêm: Ý nghĩa của Incoterms trong thương mại Quốc tế

2. Vài trò của xuất khẩu

Xuất khẩu đã được xuất hiện từ rất lâu trước đây thông qua hình thức sơ khai chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia hay vùng lãnh thổ. Theo thời gian cùng sự phát triển của nền kinh tế, cũng như khoa học, kỹ thuật, hoạt động xuất khẩu đã và đang ngày càng mở rộng mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng khác nhau.

Hoạt động này diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế cả với hàng tiêu dùng cũng như với tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, chung quy lại tất cả những hoạt động này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích doanh nghiệp và quốc gia xuất nhập khẩu.

xuất nhập khẩu

Có thể tóm tắt vai trò của xuất khẩu bao gồm:

  • Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Việc bán hàng cho khách hàng nước ngoài chính là cách mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia, góp phần nâng tầm của doanh nghiệp nội địa. Đây cũng là một trong những lợi ích chính yếu mà buôn bán quốc tế đem lại.
  • Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Các công ty lớn mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị ra thị trường quốc tế ngoài việc chiếm lĩnh thị trường, còn giúp khẳng định tên tuổi công ty. Quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh thì cũng được khẳng định thương hiệu của chính quốc gia đó. Có thể thấy rõ điều này qua đóng góp của những tên tuổi lớn cho thương hiệu các quốc gia như: Microsoft, Apple (Mỹ), Sony, Toyota (Nhật Bản), Samsung, Hyundai (Hàn Quốc), Lenovo, Alibaba (Trung Quốc)…
  • Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Lợi ích này mang tính vĩ mô, và cũng là yếu tố then chốt mà các quốc gia khuyến khích hoạt động xuất khẩu để đảm bảo cán cân thanh toán và tăng tích lũy và dự trữ ngoại tệ.
  • Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu thông qua đáp ứng lợi ích của các doanh nghiệp và các quốc gia. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế so sánh của các nước.

Xem thêm: Xuất khẩu tại chỗ là gì?

3. Nhập khẩu là gì? 

Về mặt lý thuyết thì xuất nhập khẩu được hiểu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Nhập khẩu không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà nó là hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.

Nhập khẩu của mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước và tỷ giá hối đoái tại đây.

Nếu thu nhập bình quân của người dân nước đó càng cao thì nhu cầu sử dụng hàng nhập khẩu cũng theo đó mà tăng hơn. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn, điều này có thể tác động đến nhập khẩu và khiến nhu cầu nhập khẩu giảm.

Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đảm bảo sự phát triển ổn định của những ngành kinh tế mũi nhọn mỗi nước đồng thời khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hóa cao trong lao đồng và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Luật Thương mại 2005 Điều 28 khoản 1 định nghĩa như sau:

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Incoterms là gì?

4. Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu là một phần trong hoạt động thương mại quốc tế. Hiểu đơn giản thì xuất nhập khẩu được chia là hai hoạt động là xuất khẩu và nhập khẩu.

xuất nhập khẩu là gì

Trong đó, nhập khẩu có nghĩa là nhập hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam. Còn xuất khẩu tức là xuất hàng hóa từ trong nước ra nước ngoài. Còn cụ thể, dựa theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 thì quy định về xuất nhập khẩu như sau:

Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Xem thêm: Dịch vụ kho bãi trong Logistics

5. Vai trò của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế nước ta là gì?

Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo đIều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.

Như vậy xuất khẩu có vai trò hết sức to lớn thể hiện qua việc:

– Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.

Công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến.

Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:

. Liên doanh đầu tư với nước ngoài

. Vay nợ, viện trợ, tài trợ

. Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ

. Xuất khẩu sức lao động

Trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ…cũng phải trả bằng cách này hay cách khác. Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.

xuất nhập khẩu

+ Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại.

+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển

thuận lợi

+ Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước

+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thế giới từ bên ngoài

Thông qua xuất khẩu, hàng hoá sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.

– Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra

nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân.

– Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển.

Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế…

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về khái niệm cũng như vai trò quan trọng để giải đáp thắc mắc về xuất nhập khẩu là gì dành cho bạn. Nếu muốn tìm thông tin nào khác về kiến thức hay vận chuyển, giao hàng nhanh hãy liên hệ với Aramex để được hỗ trợ nhé!

Rate this post