Tổng quan về tất cả loại hình vận tải mà bạn cần biết!

tổng quan về loại hình vận tải

Đối với ngành xuất-nhập khẩu, có rất nhiều những loại hình vận tải khác nhau cũng như những đặc tính chuyên biệt. Hãy cùng Aramex giới thiệu tổng quan về các loại hình vận tải mà bạn cần biết để có cái nhìn tổng quan, hiểu mỗi loại hình một chút nhé!

Xem thêm: Vận tải đa phương thức là gì? 

Giới thiệu tổng quan về loại hình vận tải mà bạn cần biết: 

Có 4 loại hình vận tải hàng hóa: Đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm khác nhau sau đây là đặc điểm của từng loại hình vận chuyển hàng hóa.

Loại hình vận tải hàng hóa bằng đường bộ!

Đây là loại hình vận chuyển hàng hóa được sử dụng nhiều nhất. Linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không phụ thuộc vào giờ giấc, không có bất cứ một quy định nào về thời gian. Thời gian vận chuyển là do 2 bên tự thống nhất quyết định, trong quá trình vận chuyển thì có thể thay đổi.

Thuận lợi trong việc lựa chọn loại xe lớn hay nhỏ để vận chuyển cho phù hợp với những loại hàng hóa và số lượng hàng hóa hay đường đi. Tiết kiệm được chi phí và nhân công. Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường thấp hơn tuy nhiên nếu vận chuyển hàng hóa đường dài sẽ làm tăng mức phí do chi phí phát sinh như: lệ phí đường sá, chi phí bảo dưỡng bảo trì, sửa chữa, trông coi hàng hóa.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ có thể đưa hàng về tận nơi được yêu cầu chứ không phải chuyển hàng hóa sang những loại phương tiện khác. Tuy nhiên, loại vận chuyển này cũng có một số hạn chế như không chở được khối lượng hàng hóa quá lớn. Trên đường vận chuyển cũng dễ gặp những sự cố do đường bộ có nhiều phương tiện lưu thông nên dễ xảy ra va chạm.

Giới thiệu tổng quan về loại hình vận tải đường sắt!

Thời gian vận chuyển hàng hóa được quy định sẵn theo thời gian tàu chạy, không thay đổi được thời gian. Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, với vận tốc nhanh ổn định giá thành lại thấp. Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chỉ vận chuyển trên một tuyến đường cố định, không thể đưa hàng hóa về tới đích cuối cùng. Cần phải thêm một lần vận chuyển nữa.

đường sắt

Chi phí cho loại hình vận chuyển này cũng sẽ cao khi số lượng hàng hóa lớn. Do phải đóng các chi phí duy trì đường xá, khấu hao đường xá, khấu hao thiết bị nhà ga, chi phí quản lý…

Vận tải hàng hóa đường thủy – Các loại hình vận tải

Có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn hơn các loại hình vận chuyển khác. Vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng bị hạn chế, giữ đảm bảo an toàn cho hàng hóa, khả năng va chạm làm vỡ hàng hóa là thấp. Tốc độ vận tải hàng hóa bằng đường thủy cũng chậm hơn so với các loại hình vận chuyển khác. Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

Có thể vận chuyển hàng hóa với tuyến đường dài, sang các nước khác. Chi phí vận chuyển cao hơn so với các loại hình vận chuyển khác.

Tổng quan đối với loại hình vận tải bằng đường hàng không!

Đây là loại hình ít được sử dụng nhất. Vì chi phí vận chuyển cao hơn gấp nhiều lần so với các loại hình vận chuyển khác. Khối lượng vận chuyển hàng hóa bị hạn chế. Không đưa hàng hóa về tới đích cuối cùng phải thông qua các loại hình vận chuyển khác.

tổng quan về loại hình vận tải

Tốc độ vận chuyển hàng hóa nhanh nhất, có thể vận chuyển hàng hóa sang các nước bên ngoài. Vấn đề va chạm cũng ít xảy ra, việc đảm bảo an toàn cho hàng hóa tốt hơn các loại hình vận chuyển khác.

Xem thêm: Cước vận chuyển đường hàng không bao gồm những gì?

Aramex đã giúp bạn giới thiệu tổng quan về tất cả loại hình vận tải trong xuất-nhập khẩu cho bạn rồi đó. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về từng loại hình vận tải một cách cụ thể, chi tiết thì hãy thường xuyên cập nhật website của Aramex để có những thông tin mới nhất nhé.

Rate this post