Nội Dung
Trong nhiều thuật ngữ của ngành xuất nhập khẩu, vận tải đa phương thức là cụm từ khá phổ biến và được nhiều người biết. Nhưng để có thể hiểu về hình thức vận tải này thì chưa chắc ai cũng biết. Vậy nên hãy cùng Aramex khám phá qua bài viết này để tìm hiểu vận tải đa phương thức là gì nhé!
1. Vận tải đa phương thức là gì?
Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp (Combined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
Các phương thức vận tải phổ biến hiện nay gồm vận tải hàng không, vận tải bộ, vận tải đường sắt, vận tải biển. Cần lưu ý, vận tải đa phương thức do 1 người vận tải chịu trách nhiệm trên cơ sở 01 hợp đồng và 1 chứng từ vận tải cho toàn chặng vận chuyển.ên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
Xem thêm: Freight Forwarder là gì?
Sự khác nhau giữa Logistics và Forwarder là gì?
2. Nhu cầu phát triển của vận tải đa phương thức là gì?
Vận tải đa phương thức ngày càng phát triển và phổ biến hơn xuất phát từ những lý do sau:
– Xu thế tiêu chuẩn hóa, như vận chuyển bằng container, pallet; Tận dụng lợi thế về quy mô;
– Chi phí hiệu quả do kết hợp ưu thế của từng phương thức vận tải: vận tải linh hoạt, tần suất lớn, just-in-time, đơn giản hóa (với sự tham gia và chịu trách nhiệm của 1 nhà tổ chức vận tải); Yếu tố môi trường làm giảm mức độ sử dụng các phương thức vận tải gây ô nhiễm môi trường bằng những phương thức vận tải thân thiện hơn;
– Sự gia tăng của hoạt động thương mại quốc tế, giải quyết vấn đề quá tải ở một số phương thức vận tải (điều chỉnh cân đối tỷ trọng vận tải giữa các phương thức vận tải);
– Toàn cầu hóa thương mại và sản xuất để phục vụ hiệu quả cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xem thêm: Depot là gì?
3. Quy định quốc tế về vận tải đa phương thức
Định nghĩa trên được nêu trong công ước của của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đa phương thức quốc tế trong một hội nghị tại Geneva ngày 24/8/1980 (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods, 1980).
Tiếp đó Ủy ban của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã cùng Phòng thương mại quốc tế (ICC) đưa ra bản quy tắc chung về chứng từ vận tải đa phương thức (UNCTAD ICC Rules for Multimodal Transport Documents) có hiệu lực từ 1/1/1992.
Công ước Geneva 1980 cũng định nghĩa người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator – MTO) là “Một người tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt mình kí một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một bên chính chứ không phải là một đại lý hay là người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng”.
Xem thêm: Kho CFS là gì?
Giải quyết tranh chấp trong quá trình xuất-nhập khẩu như thế nào?
4. Lợi ích của vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức phát triển theo đúng hướng và kết hợp được sự tham gia của các phương thức vận tải sẽ đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại và sản xuất cũng như nền kinh tế quốc dân. Cụ thể lợi ích do vận tải đa phương thức mang lại có thể được phân tích như sau:
– Giảm chi phí logisticsc & just-in-time, từ đó dẫn tới giảm chi phí hàng hóa và sản xuất;
– Khuyến khích thương mại quốc tế phát triển và tăng trưởng kinh tế;
– Mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế cao do khi sử dụng các phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn;
– Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng;
– Giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh hơn với thị trường (đặc biệt là thị trường quốc tế) thông qua mạng lưới vận tải kết nối;
– Tạo ra sự hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp nhằm giảm thiểu những chứng từ không cần thiết.
5. Quy định của Việt Nam về vận tải đa phương thức
Tại Việt nam, những vấn đề liên quan đến vận tải đa phương thức được quy định trong một số văn bản pháp luật sau:
- Nghị định 125/2003/NĐ-CP, và Thông tư số 10/2004/TT-BGTVT ngày 23/6/2004 hướng dẫn thi hành;
- Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức;
- Thông tư 45/2011/TT-BTC về quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế;
- Công văn 3038/TCHQ-GSQL thực hiện Thông tư 45/2011/TT-BTC;
- Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 87/2009/NĐ-CP.
Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
- Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
- Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Sau khi ra đời, Nghị định 87 được đánh giá làm “rối rắm” thêm vận tải đa phương thức, do có “Sáng tạo trong làm luật?”. Và một trong những vấn đề làm doanh nghiệp bối rối là cách thức lập hồ sơ xin được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Ngày 10/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 c
của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP nêu trên. Theo đó, Doanh nghiệp Việt Nam muốn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
- Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc bảo lãnh tương đương.
Xem thêm: Tính thuế xuất nhập khẩu và thuế VAT
Vận tải đa phương thức khá phổ biến trong quá trình cũng như công việc xuất nhập khẩu ngày nay. Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu về khái niệm vận tải đa phương thức là gì Nếu như bạn cần tìm một dịch vụ vận tải phù hợp, uy tín, chất lượng, giá thành tốt thì đừng lo đã có Aramex! Hãy liên hệ Aramex để có những thông tin tốt nhất nhé!