Nội Dung
Marketing là một trong ngành nghề rất hot, cũng nhờ đó mà doanh nghiệp, công việc kinh doanh của mọi người cũng trở nên dễ dàng hơn. Đối với công việc truyền thông, Marketing dịch vụ cảng biển có những điều gì cần chú ý và để đánh giá được hiệu quả công việc Marketing? Hãy cùng tìm hiểu với Aramex nhé.
Marketing là gì?
“Marketing là quá trình quản lý của doanh nghiệp nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.”
Xem thêm: SKU là gì?
Ảnh hưởng của Marketing đến xây dựng thương hiệu là gì?
NHU CẦU, MONG MUỐN VÀ YÊU CẦU
Cần phân biệt rõ các khái niệm nhu cầu, mong muốn và yêu cầu.
- Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn cơ bản nào đó. Người ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quý trọng và một vài thứ khác nữa để tồn tại. Những nhu cầu này không phải do xã hội hay những người làm marketing tạo ra. Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể con người và nhân thân con người.
- Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa hơn đó. Ví dụ: một người có nhu cầu thức uống và mong muốn có món trà sữa hoặc “con cọp”, có nhu cầu về quần áo và mong muốn có bộ đồ Cholon hoặc Zara, có nhu cầu về sự hấp dẫn và mong muốn có vòng ngực 90 hoặc vòng eo 56…Mặc dù nhu cầu của con người thì ít, nhưng mong muốn thì nhiều.
- Yêu cầu là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua hỗ trợ.
Nhiều người mong muốn có một chiếc oto để đi đường khỏi nắng mưa, hít bụi, nhưng chỉ có một số ít người có khả năng và sẵn sàng mua nó. Vì thế doanh nghiệp không những phải định lượng xem có bao nhiêu người mong muốn có sản phẩm của mình, mà điều quan trọng hơn là phải định lượng xem có bao nhiêu người thực sự sẵn sàng và có khả năng mua nó.
Những người làm marketing không tạo ra nhu cầu, nhu cầu đã tồn tại trước khi có những người làm marketing.
Cùng với những yếu tố ảnh hưởng khác trong xã hội, những người làm marketing có tác động đến những mong muốn.
Họ tác động đến yêu cầu bằng cách làm ra sản phẩm thích hợp, hấp dẫn, vừa túi tiền và dễ kiếm cho những người tiêu dùng mục tiêu.
Xem thêm: Smart Mobility là gì?
SẢN PHẨM
Người ta thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của mình bằng hàng hoá và dịch vụ. Thuật ngữ sản phẩm ở đây được hiểu là cả hàng hoá lẫn dịch vụ. Ý nghĩa quan trọng của sản phẩm vật chất bắt nguồn không phải từ việc sở hữu chúng, mà chính là từ việc có được những dịch vụ mà chúng đem lại.
Ta mua một chiếc xe không phải để ngắm nhìn nó mà vì nó cung ứng vận chuyển. Ta mua một cái bếp không phải để chiêm ngưỡng mà vì nó đảm bảo dịch vụ nấu nướng. Vì vậy các sản phẩm vật chất thực sự là những phương tiện đảm bảo phục vụ chúng ta.
Thực ra thì dịch vụ còn do những yếu tố khác đảm bảo, như con người, địa điểm, các hoạt động, tổ chức và ý tưởng. Nếu ta cảm thấy buồn thì ta có thể đến một câu lạc bộ hài kịch để xem một diễn viên hài biểu diễn, gia nhập câu lạc bộ độc thân (tổ chức) hay chấp nhân triết lý sống khác nhau (ý tưởng).
Vì thế ta sẽ sử dụng thuật ngữ sản phẩm để ám chỉ sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ và những phương tiện khác có khả năng thoả mãn một mong muốn hay một nhu cầu.
Xem thêm: Sản xuất tinh gọn là gì?
THỊ TRƯỜNG
Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Như vậy quy mô của thị trường phụ thuộc vào một số người có nhu cầu và có những tài nguyên được người khác quan tâm, và sẵn sàng đem lại những tài nguyên đó để đổi lấy cái mà họ mong muốn.
Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thị trường để chỉ một tập thể những người mua và người bán giao dịch với nhau vể một sản phẩm hay một lớp sản phẩm cụ thể, như thị trường nhà đất, thị trường ngũ cốc…Tuy nhiên, những người làm marketing lại coi người bán họp thành ngành sản xuất, coi người mua họp thành thị trường.
Marketing về mảng dịch vụ cảng biển không khác nhiều so với marketing các dịch vụ và sản phẩm khác
Đối tượng marketing cảng là khách hàng (các hãng tàu, người vận tải, shipper…), thị trường (vùng hậu phương cảng..), đối thủ cạnh tranh (các cảng bạn) và dịch vụ thay thế (vận tải đường bộ, đường sắt…).
Marketing dịch vụ cảng có sự giống nhau về phương pháp tiến hành: Bắt đầu từ công tác nghiên cứu các đối tượng, hoạch định công việc trong kỳ, tổ chức thực hiện (5W+ 1H), kiểm tra và cuối cùng là phản hối (Planning, Doing, Checking and Action).
Kết quả của quản trị Marketing trong kỳ ngắn hạn: Là ban hành được các chính sách Marketing phù hợp (như chính sách giá cước, năng suất, đa dạng dịch vụ, chất lượng và lắng nghe khách hàng).
Trong kỳ dài hạn: Là định hướng doanh nghiệp đi về đâu, xác định thị trường mục tiêu, xác định sản phẩm chiến lược từ đó định hướng công tác đầu tư phát triển cảng, hạn chế rủi ro, giúp Doanh nghiệp phát triển bền vững. Công tác xây dựng thương hiệu cảng cũng là một nội dung quan trọng của chiến lược marketing dịch vụ cảng.
Marketing dịch vụ cảng biển, đầu tiên phải làm cho mọi người nhận biết là sản phẩm dịch vụ mà ta đang bán và bán cho ai. Điều này trên thực tế không phải mọi người trong doanh nghiệp đều thấu hiểu, nhân viên ở các bộ phận chức năng thường hoạt động theo nghiệp vụ chuyên môn sâu mà thiếu quan tâm đến một trong những mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là phục vụ khách hàng.
Vậy chiến lược Marketing đối với loại dịch vụ cảng biển sẽ như thế nào?
Thông thường tiến hành quản trị Marketing ở cảng biển người ta phải xây dựng chiến lược Marketing dịch vụ, cũng giống như xây dựng chiến lược cho các sản phẩm dịch vụ khác, trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thị trường, phân tích môi trường bên trong (các nguồn lực trong nội bộ cảng, khả năng phát triển của thị trường…); phân tích môi trường bên ngoài (môi trường vĩ mô: tác động của tăng trưởng kinh tế, tập quán văn hóa, sự ủng hộ của địa phương…) người ta dựa vào Ma trận SWOT ( điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa) để tiến hành phân tích nhằm đưa ra các chiến lược phát triển trong tương lai.
Tùy lúc, tùy nơi, một cảng biển thông thường có các đặc trưng giả định như sau:
Điểm mạnh của Marketing dịch vụ đặc trưng – cảng biển
- Được chính quyền địa phương ủng hộ, thông qua các chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch, đào tạo, quảng bá hình ảnh cảng…
- Có vị trí địa lý tốt (kín gió, có đê chắn sóng…), gần tuyến hàng hải quốc tế, có đường giao thông nối vào cảng.
- Có sự khác biệt về dịch vụ do mình tự tạo ra, năng xuất xếp dỡ cao, chất lượng dịch vụ tốt, an toàn cho tàu và hàng hóa, lắng nghe khách hàng…
- Tính chuyên nghiệp cao ở cảng, sự cởi mở của các cơ quan quản lý chuyên ngành về hàng hóa và cảng biển.
Điểm yếu của loại hình Marketing cảng biển
- Công tác quản lý DN theo kiểu cũ, bộ máy quản lý còn cồng kềnh , kém hiệu quả, chưa coi trọng công tác bán hàng và thị trường.
- Nhân viên cảng đôi lúc, đôi nơi còn mang tư duy bao cấp trong phục vụ khách hàng, giành quyền lực, quyền lợi về phía cảng, làm khách hàng không hài lòng, dễ đánh mất khách hàng.
Cơ hội đối với việc Marketing với loại dịch vụ đặc biệt – Marketing cảng biển
- Đất nước hội nhập sâu, kinh tế vùng miền phát triển làm cho hàng hóa xuất nhập thông qua cửa khẩu ngày càng tăng.
- Có chiến lược kinh doanh phát triển tốt, đầu tư phát triển cảng đúng hướng, cung ứng dịch vụ theo thị trường mục tiêu.
- Trên địa bàn TP và khu vực xuất hiện nhiều khu CN, đường giao thông kết nối cảng đến các khu kinh tế mới…
Thách thức có thể gặp trong việc Marketing
- Sự cạnh tranh do nâng cấp và xây mới các cảng biển trong cùng khu vực
- Khách hàng yêu cầu giảm mạnh giá cước và tăng chất lượng dịch vụ.
- Sự khủng hoảng kinh tế kéo theo sự khủng hoảng các hãng tàu.
Từ sự phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa trong đó có sự kết hợp phát huy các nhân tố điểm mạnh và cơ hội , đồng thời có các giải pháp khắc phục các nhân tố điểm yếu và đe dọa.
Sự phân tích đầy đủ, chính xác các nhân tố trên Matrận SWOT giúp chúng ta dễ dàng đưa ra chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing. Trong đó quan trọng là chiến lược đầu tư , chiến lược cung ứng dịch vụ, năng suất xếp dỡ, giá cước…trong kỳ dài hạn.
Trong Marketing cảng người ta còn sử dụng phương pháp phân tích danh mục sản phẩm BCG (Nhóm nghiên cứu Boston) và sử dụng nó như một yếu tố cho Chiến lược Marketing, Cung ứng dịch vụ cảng biển gồm các sản phẩm dịch vụ được giả định sau:
- Nhóm hàng khô: hàng bao, hàng rời, thiết bị
- Nhóm hàng lỏng: Xăng dầu, nhựa đường, nước
- Nhóm hàng container
- Nhóm tàu khách
- …
Marekting đóng giữ vai trò quan trọng trong công việc kinh doanh, cũng giống như việc Marketing trong dịch vụ cảng biển, nó cũng nắm giữ vai trò không kém phần quan trọng. Chính vì thế, hãy nắm bắt và tận dụng mọi thời cơ để công việc có thể thuận lợi và suôn sẻ nhé. Hãy liên hệ Aramex nếu bạn cần thêm thông tin.