Nội Dung
Mỗi người đều sở hữu cho mình một phương thức bảo hiểm riêng nhằm đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra với mình. Vậy trong vận chuyển đường biển cũng có một loại bảo hiểm đó chính là bảo hiểm hàng hải nhằm bảo đảm được hàng hải, tránh rủi ro xấu xảy ra! Vậy cùng Aramex tìm hiểu xem về định nghĩa của bảo đảm hàng hải là gì và những thông tin liên quan đến vấn đề này nhé!
Xem thêm:
Bảo đảm hàng hải là gì?
Đảm bảo hàng hải là tên của một cơ quan nhà nước có chức năng bảo vệ sự an toàn và của vận tải trên biển. Tiền thân của công ty đảm bảo an toàn hàng hải ngày nay là Ty hoa Đăng được thành lập năm 1955. Nhiệm vụ chính của cơ quan đảm bảo an toàn hàng hải là:
– Đảm bảo liên tục hệ thống báo hiệu nổi dẫn luồng và tiêu trên các tuyến luồng tàu biển quốc gia có thời hạn hoạt động đạt chất lượng yêu cầu không để xẩy ra bất cứ sự cố nào do báo hiệu gây ra.
– Quản lý, nạo vét duy tu thường xuyên các tuyến luồng tàu đạt kết quả tốt, đảm bảo độ sâu đạt yêu cầu, góp phần tích cực cho các tàu ra vào cảng biển Việt Nam an toàn.
– Đóng các phao báo hiệu các loại theo thiết kế.
– Thông tin liên lạc là yếu tố quan trọng hàng đầu phục vụ cho công tác thông báo hàng hải, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa các Trạm đèn, trạm luồng, phương tiện thuỷ với Lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ, góp phần sử lý kịp thời các sự cố hàng hải trên các luồng tàu biển.
Phí bảo đảm hàng hải được hiểu là gì?
Khi sử dụng phương tiện vận tải bằng đường biển thì chủ tàu cần phải đóng một khoản phí đảm bảo hàng hải. Như vậy có thể hiểu, phí đảm bảo hàng hải là mức phí mà chủ tàu và các phương tiện vận tải trên biển phải đóng cho cơ quan đảo bảo an toàn hàng hải Việt Nam. Đối tượng phải tiến hành nộp phí đảm bảo hàng hải là:
1. Doanh nghiệp đầu tư, khai thác luồng hàng hải thuộc danh mục luồng hàng hải chuyên dùng do Bộ Giao thông vận tải công bố.
3. Các tổ chức, cá nhân và cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động hàng hải.
Những trường hợp không phải thu phí hàng hải – Tìm hiểu thông tin về bảo đảm hàng hải là gì?
a) Xuồng hoặc ca nô của tàu mẹ chở khách neo tại khu vực hàng hải được phép thực hiện vận chuyển khách vào, rời cảng biển.
b) Tàu thuyền vào, rời cảng biển để cấp cứu bệnh nhân, bàn giao người cứu được trên biển mà không xếp dỡ hàng hoá, không đón, trả khách theo xác nhận của cảng vụ hàng hải; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Tàu thuyền đang làm hàng tại bến cảng, cầu cảng phải di chuyển sang khu vực hàng hải khác căn cứ Giấy phép rời cảng của cảng vụ hàng hải để tránh bão khẩn cấp, được miễn thu phí bảo đảm hàng hải lượt vào, lượt rời tại cảng đến tránh bão và lượt rời tại cảng được cấp phép đi tránh bão.
Việc bảo đảm về mặt hàng hải được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam?
Bảo đảm an toàn hàng hải được hướng dẫn tại Điều 108 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:
1. Bảo đảm an toàn hàng hải gồm các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải;
b) Cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải là việc thiết lập và vận hành hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải, bao gồm việc quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức khai thác hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải; tiêu chuẩn hóa, đánh giá, giám sát bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.
3. Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:
a) Thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;
b) Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;
c) Thông báo hàng hải;
d) Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải;
đ) Xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải;
e) Thông tin điện tử hàng hải;
g) Hoa tiêu hàng hải;
h) Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;
i) Thanh thải chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn hàng hải;
k) Các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải khác theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về trang thiết bị, nguồn tài chính, nhân lực theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức và quản lý công tác bảo đảm an toàn hàng hải.
Trên đây là những thông tin bạn cần nắm được về bảo đảm hàng hải. Nếu cần tìm thêm thông tin nào hay dịch vụ thủ tục hải quan, vận tải trong và ngoài nước,… hãy liên hệ với Aramex để được hỗ trợ!