Depot là gì? Vai trò của Depot như thế nào trong Logistics?

depot là gì

Nếu ai từng làm nghề xuất nhập khẩu vị trí giao nhận hiện trường hay làm ở công ty logistics chắc chắn phải biết depot là gì. Vậy còn bạn, bạn đã hiểu gì về Depot chưa? Hãy tham khảo qua bài viết này của Aramex để có cái nhìn và cách hiểu rõ nhất nhé!

1. Depot là gì? 

Depot hay ICD cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hay còn được gọi với tên tiếng anh là Inland Container Depot. Điểm thông quan nội địa là một địa điểm thông quan hàng hóa nằm trong nội địa; giúp cho cảng biển giải phóng hàng nhanh, tăng khả năng thông qua nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ tục hải quan…

depot là gì

Cảng cạn, loại hình cở sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics, đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ, nhưng chỉ được sử dụng đúng chức năng vào đầu những năm 1970 với sự phát triển của hệ thống cảng container và sau đó ngày càng phổ biến khắp thế giới. 

Xem thêm: Phí LSS là gì? 

Chứng nhận CCC là gì?

Các dịch vụ chính của cảng cạn

Các dịch vụ chính của cảng cạn bao gồm điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container có hàng, container rỗng và container hàng lạnh, dịch vụ bốc dỡ container, vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trường, siêu trọng, làm thủ tục hải quan, làm kho ngoại quan…

Ngoài ra, cảng cạn còn có thể có những chức năng phụ như đóng rút hàng tại bãi, lắp đặt trang thiết bị, kho đóng hàng lẻ, làm bao bì, đóng gói chân không và vẽ mã hiệu hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh container, vận chuyển hàng nội địa… 

Xét về hiệu quả kinh tế, cảng cạn là xu thế phát triển tất yếu. Nó có thể góp phần làm giảm ách tắc cảng biển, tăng khả năng thông quan nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan… Đối với những khu vực xa cảng biển, chi phí vận chuyển thẳng ra cảng tốn kém hơn chi phí trung chuyển tại cảng cạn. Còn về khía cạnh vận tải, cảng cạn là thành phần không thể thiếu trong chuỗi vận tải đa phương thức.

2. Đặc điểm của Depot là gì? 

Cảng cạn, loại hình cở sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics, đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ, nhưng chỉ được sử dụng đúng chức năng vào đầu những năm 1970 với sự phát triển của hệ thống cảng container và sau đó ngày càng phổ biến khắp thế giới.

Các dịch vụ chính của cảng cạn bao gồm điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container có hàng, container rỗng và container hàng lạnh, dịch vụ bốc dỡ container, vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trường, siêu trọng, làm thủ tục hải quan, làm kho ngoại quan…

depot

Ngoài ra, cảng cạn còn có thể có những chức năng phụ như đóng rút hàng tại bãi, lắp đặt trang thiết bị, kho đóng hàng lẻ, làm bao bì, đóng gói chân không và vẽ mã hiệu hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh container, vận chuyển hàng nội địa…

Xét về hiệu quả kinh tế, cảng cạn là xu thế phát triển tất yếu. Nó có thể góp phần làm giảm ách tắc cảng biển, tăng khả năng thông quan nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan… Đối với những khu vực xa cảng biển, chi phí vận chuyển thẳng ra cảng tốn kém hơn chi phí trung chuyển tại cảng cạn. Còn về khía cạnh vận tải, cảng cạn là thành phần không thể thiếu trong chuỗi vận tải đa phương thức.

Xem thêm: DEM và DET là gì?

3. Vai trò của Depot là gì?

Thứ nhất: ICD (Depot) là nơi tập kết container, hàng hóa.

Như nói ở trên cảng biển bị giới hạn về không gian nên ICD (Depot) là biện pháp giúp giảm áp lực thời gian container nằm tại cảng. Có những loại hàng hóa cần vận chuyển, kiểm hóa, giám định, thông quan hay kho chứa của nhà xuất nhập khẩu không đủ chổ…..

Thứ hai: ICD (Depot) đóng vai trò là nơi giảm tải cho cảng về các thủ tục hải quan.

depot

Khi tiến hành các thủ tục tại cảng thì hàng hóa phải hoàn thành thủ tục hải quan ( bao gồm các thủ tục: giám định, kiểm đếm, bốc xếp…) mới có thể đưa ra khỏi cảng để đóng lên tàu hay nhập hàng.

Đây là nguyên nhân chính khiến cho cảng biển bị quá tải ùn ứ làm giảm khả năng lưu thông hàng hóa. Chuyển hoạt động thông quan hàng hóa vào Depot  sẽ giảm các thủ tục tại cảng biển và biến cảng biển trở thành vùng đệm cho việc trung chuyển container hàng hóa từ biển vào nội địa. 

Thứ ba: ICD (Depot) đóng vai trò là một trung tâm phân phối.

Sự chuyên môn hóa của các công ty vận chuyển container nội địa khiến hàng hóa vận chuyển nhanh hơn, cảng biển trở thành hành lang luân chuyển hàng hóa. Xu hướng phát triển của các cảng biển hiện nay là chuyển các trung tâm điều phối vào các ICD (Depot).

Thứ tư: Ngoài các dịch vụ trên ICD còn cung cấp các dịch vụ hổ trở cảng biển như: lưu kho bãi, kho CFS, kho ngoại quan, bãi chứa container, …… 

Như vậy có thể nói Depot là bộ phận không thể thiếu của cảng biển nó đóng góp vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng lưu thông hàng hóa của cảng biển nói chung và tăng khả năng vận chuyển container từ cảng vào nội địa nói riêng. Việc phát triển cảng biển gắn liển với việc phát triển Depot.

4. Thực trạng điểm thông quan nội địa (ICD) hiện nay:

Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong những năm qua, Việt Nam đã đầu tư nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hệ thống cảng biển. Song hiệu quả lại chưa cao khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, một phần do ngành logistics chưa có chiến lược phát triển hợp lý.

Tiềm năng phát triển hệ thống cảng cạn tại Việt Nam là khả quan, nhất là tại 8 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có khối lượng hàng container thông quan chiếm gần 80% tổng lượng hàng hóa cả nước.

Hiện khu vực này có các cảng cạn đang hoạt động là Phước Long, Transimex, Tân Tạo, Sóng Thần, Trường Thọ và Biên Hòa. Chức năng chủ yếu là tập kết và chuyển tiếp hàng hóa xuất nhập khẩu cho cảng biển, đồng thời là điểm thông quan nội địa.

cảng cạn

Theo Bộ Giao thông Vận tải, hệ thống cảng cạn phía Nam sẽ được quy hoạch từ 60 ha lên 127 ha vào năm 2010 và 175 ha vào năm 2020. Tổng vốn đầu tư là từ 750-1.000 tỉ đồng từ 2010-2020.

Qua bài viết trên, mong rằng các bạn đã hiểu cụ thể depot là gì. Hãy nhanh tay liên hệ ngay với Aramex để nhận được nhiều hơn những thông tin chất lượng và tốt nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)