Nội Dung
I. Vì sao chúng ta nên chọn học chuyên ngành Logistics? – Cơ hội rộng mở các bạn có thể đi làm ngành xuất-nhập khẩu
1: Lương bổng
Tiền lương là động lực làm việc chính của mỗi người, và nó cũng là yếu tố để đưa ra quyết định theo đuổi một ngành học nào đó.
Tại Việt Nam, các công việc Logistics khởi điểm hiện nay vừa rất đa dạng với mức lương rất cạnh tranh so với các ngành khác, bạn có thể dễ dàng kiếm được một công việc khi mới ra trường với mức lương khá (từ $300 trở lên).
2: Cấp độ nào cũng có việc
Các công ty luôn cần nhân viên logistics để đảm bảo dòng chảy của chuỗi cung ứng. Cho nên, ngành logistics được đánh giá chứa đựng rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Nếu có bằng sau Đại học trong ngành này, bạn có thể đủ tiêu chuẩn cho những vị trí lãnh đạo, nhưng bằng đại học cũng đủ để giúp bạn có một khởi đầu tốt đẹp. Dưới đây là một vài công việc tiêu biểu cho người mới bắt đầu:
- Lên kế hoạch hay phân tích – chịu trách nhiệm tập hợp dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.
- Thu mua – Xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn người cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ quan hệ với những người cung ứng.
- Chuyên viên kho hàng – chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.
3: Cơ hội tiếp xúc nhiều lĩnh vực đa dạng
Logistics là một ngành đa dạng với rất nhiều phân ngành nhỏ, giúp cho ngày làm việc của bạn vừa thú vị mà cũng vô cùng thách thức. Bạn sẽ được học về các ngành công nghiệp khác nhau và chức năng của chúng. Bạn có thể làm cho những tổ chức lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Tất cả đều là lựa chọn do chính bạn đưa ra, sao cho phù hợp với nguyện vọng của bản thân.
4: Sự nở rộ của các khóa học chuyên nghiệp
Để có được một công việc tốt, bạn nên đầu tư theo học ngành Logistics một cách bài bản. Những chương trình đào tạo trong ngành Logistics có thể bao gồm những môn học như quản lý, hoạch định, quản lý chuỗi phân phối – hậu cần – cung ứng.
Một trong những cách giúp bạn tìm thấy ngành nghề phù hợp với mình là đi thực tập ngay khi đang còn học ở trường. Bạn có thể xin thực tập ở những tập đoàn lớn, những tổ chức phi lợi nhuận, những tổ chức của chính phủ, hoặc bất kì đâu cần những thực tập sinh đam mê với ngành logistics.
II. Những nguyên tắc cơ bản dành cho người khi mới bắt đầu đi làm xuất nhập khẩu!
Có 9 nguyên tắc bạn nên lưu ý như sau:
Nguyên tắc thứ nhất khi đi làm xuất nhập khẩu
Người đầu tiên bạn cần gây thiện cảm không phải là sếp, mà là chú bảo vệ. Vì đó là người bạn gặp đầu tiên khi đến công ty và cũng có thể là người cuối cùng bạn gặp khi rời khỏi văn phòng mỗi tối.
Xem thêm: Tìm hiểu về Logistics
Nguyên tắc thứ hai
Công ty nào cũng sẽ có thị phi, cũng sẽ có tình trạng chia bè kết phái. Khi chưa đủ “trình” để nhận thức và phân biệt đúng sai, hãy trung lập và đừng về phe ai cả (tránh chọn lộn phe).
Nguyên tắc thứ ba
Trong những năm đi làm đầu tiên, đừng quá chú trọng vào vấn đề tiền bạc. Cái bạn cần quan tâm là tìm cho mình một người sếp vừa có Tâm vừa đủ Tầm để đi theo và học hỏi.
Một công việc tồi với một người sếp tốt thì luôn tốt hơn một công việc tốt với một người sếp tồi. Hãy hoàn thiện bản thân mình cho ngon lành trước đã rồi hẵng bàn đến chuyện tăng lương.
Nguyên tắc thứ tư dành cho những người mới đi làm ngành xuất nhập khẩu
Đừng trách người ta bóc lột công sức lao động của bạn, trong khi kẻ đầu tiên không trân trọng và đánh giá đúng mức giá trị của nó là chính bản thân mình.
Chính bạn là người ký vào hợp đồng lao động của mình chứ không ai khác làm điều đó thay bạn. Nếu thấy thù lao thỏa đáng với công sức bỏ ra thì hẵng đặt bút ký, còn hơn là nhắm mắt ký đại rồi vào làm với một tâm thế dở dở ương ương và nói xấu cấp trên.
Xem thêm: Phí LSS là gì? Tại sao phí này lại quan trọng với mỗi doanh nghiệp?
Nguyên tắc thứ năm
Một công việc tốt nhất chưa chắc đã là một công việc phù hợp nhất. Nhưng một công việc phù hợp nhất chắc chắn là một công việc tốt nhất.
Lương chỉ là một trong các yếu tố cơ bản khi lựa chọn một công việc phù hợp. Hãy cân nhắc thật kỹ nếu muốn làm việc lâu dài, ổn định và phát huy được tối đa khả năng mà bạn có
Nguyên tắc thứ sáu
Đừng đòi hỏi một công ty chuyên nghiệp và môi trường chuyên nghiệp. Hãy tự hỏi bản thân đã chuyên nghiệp hay chưa? Nếu thái độ chuyên nghiệp, tác phong chuyên nghiệp, trình độ chuyên nghiệp, tự khắc những người làm cùng với bạn cũng phải buộc chuyên nghiệp theo bạn.
Nguyên tắc thứ bảy
Nếu làm 2 năm trở lên mà không có gì phát triển, kể cả kiến thức, kỹ năng, chức vụ lẫn thu nhập, thì hãy coi lại xem bản thân đã cố gắng hết sức hay chưa? Nếu bản thân đã cố gắng hết sức rồi mà vẫn xảy ra tình trạng như trên, thì nghỉ việc đi và tìm công ty mới. Vì rõ ràng công việc đó, công ty đó không phù hợp và không dành cho bạn.
Nguyên tắc thứ tám
Nếu muốn nghỉ việc, thì hãy là người nghỉ việc có trách nhiệm và có tâm. Báo cho công ty ít nhất trước 30 ngày để họ có sự chuẩn bị và sắp xếp nhân sự thay bạn. Đừng thích thì làm, hứng lên thì nghỉ, ít ra sau này ra đời còn có thể nhìn mặt nhau.
Và hãy chắc chắn rằng đã có công ty khác nhận bạn nếu không muốn trở thành một người thất nghiệp.
Nguyên tắc thứ chín
Học thuộc 8 nguyên tắc trên nếu muốn trở thành một người lao động khôn ngoan hơn và chuyên nghiệp hơn.
III. Một số khó khăn đối với người khi mới bắt đầu đi làm công việc xuất nhập khẩu:
Với những người mới bắt đầu vào công việc, chắc chắn họ sẽ gặp những khó khăn nhất định trong công việc mà không thể nào tránh khỏi. Nó giống như bước rào cản chúng ta trong công việc, nhưng nếu vượt qua được rào cản đó bạn sẽ sớm thành công thôi. Dưới đây là một số khó khăn dành cho người mới đi làm:
- Tính chất công việc, môi trường nhiều thay đổi, áp lực công việc khá lớn nên nhiều khi đây là rào cản lớn nhất với người mới đi làm
- Công việc khá vất vả, phải di chuyển lại nhiều, cần có sức khỏe thật tốt để có thể hoàn thành công việc được giao
- Công việc mới, môi trường làm việc mới sẽ khiến bạn bỡ ngỡ. Không chỉ vì tính chất công việc, mà còn trong cách “đối nhân xử thế” với cán bộ, cấp trên, cần phải thật khéo léo và tinh tế
- “Vạn sự khởi đầu nan”, không có gì dễ dàng khi mới bắt đầu vào một công việc mới đặc biệt với người mới đi làm hay các tân sinh viên. Chính vì thế, hãy cứ cố gắng hết sức và cháy hết mình với công việc để có thể sớm gạt hái thành công.
- Một số khó khăn khác: di chuyển, gánh nặng “cơm áo – gạo tiền” với những tân sinh viên khi mới ra trường…
Với 9 nguyên tắc cơ bản trên hi vọng sẽ giúp bạn làm quen cũng như hoàn thành công việc thật tốt khi đi làm xuất nhập khẩu tại các cơ quan, hải cảng nhé. Nếu cần thông tin vận chuyển nhanh-gọn thì hãy liên hệ với Aramex nhé!