Fake là gì? Bán hàng Fake online phải chịu xử lý như thế nào?

fake là gì

Bạn đã nhiều lần nghe đến “hàng fake”. Vậy người ta vẫn thường nói vậy thì fake có nghĩa là gì? Hàng fake được phân loại ra thế nào? Cùng Aramex tìm hiểu ngắn gọn qua bài viết này nhé!

Fake là gì? 

Fake là một từ tiếng anh khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: làm giống như thật; làm giả, làm nhái….vv. Khái niệm Fake được dùng để đối lập với “AU”, tức là hãng chính hãng – những mặt hàng do chính thương hiệu sản xuất ra và thường có giấy tờ kèm theo.
fake là gì
Vậy còn hàng fake là gì? Có thể hiểu, đó là những mặt hàng được làm, được thiết kế và sản xuất gần như nguyên bản của một thương hiệu sản phẩm nào đó. Lâu nay khi nói về hàng fake thì nhiều thường nghĩ ngay đến những lô hàng được làm giả mạo, hàng nhái phạm pháp. Tuy nhiên, hàng fake cũng có nhiều loại và khi mua hàng trên mạng, khách hàng cần nắm rõ những khái niệm về hàng fake hay hàng fake 1, hàng super fake… để biết được mặt hàng mình mua thuộc loại nào.
Hiện nay xu thế mua hàng fake trở thành một trào lưu được nhiều người sử dụng. Hiện này, việc mua bán hàng fake được tiến hành chủ yếu trên mạng nhằm hạn chế khả năng bị cơ quan chức năng để mắt. Thường thì những mặt hàng fake được ưa dùng là những dòng sản phẩm liên quan đến thời trang, hàng tiêu dùng thay vì những mặt hàng thực phẩm. Không như việc mua nhầm hàng giả, trào lưu fake cao cấp nhận được sự đồng thuận của các người mua lẫn người bán.

Hàng fake loại 1, 2 là hàng gì?

Như đã nói ở trên hàng fake được chia thành nhiều loại khác nhau tương ứng với giá tiền và chất lượng. Dưới đây là phân loại hàng fake theo các cấp độ:
hàng fake

+ Hàng super fake:

Hàng Super fake là loại hàng nhái cao cấp nhất được thiết kế và sản xuất theo công thức gần như chuẩn xác nhất so với nguyên bản hàng chính hãng. Khi mà chính những người sành hàng hiệu nhất cũng khó lòng mà phát hiện ra được. Ví dụ như các loại IP xách tay hiện nay đều là hàng “dựng” nhưng chất lượng của nó thì gần như y nguyên so với bản quốc tế.

+ Hàng fake 1:

Hàng fake 1 là những sản phẩm được thiết kế và sản xuất nhái với chất lượng tốt hơn so với hàng fake 2 nhưng không bằng Super fake. Giá thành của hàng fake 1 cũng vì thế mà cao hơn so với hàng fake 2.

+ Hàng fake 2, 3:

 Đây là những dạng hàng nhái được thiết kế và sản xuất với mức độ tinh sảo giảm dần. Chất lượng của hàng fake mức độ 2, 3 cũng không thể bằng fake 1.

Bán hàng Fake online sẽ bị xử lý như thế nào theo pháp luật Việt Nam?

Khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định về hàng giả là hàng hóa như sau:

– Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

– Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

– Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

– Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

– Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

– Tem, nhãn, bao bì giả.

Như vậy, hàng hóa có nhãn, bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn, nơi sản xuất cũng được coi là hàng giả. Do đó, những túi xách của bạn nhái tên thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng là hàng giả.

Do đó, hành vi của bạn có thể chịu những trách nhiệm pháp lý sau:

fake

1. Trách nhiệm hành chính vì hành vi kinh doanh hàng giả: Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP, tùy thuộc vào yếu tố nào bị làm giả, như hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì có những mức phạt khác nhau.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Trách nhiệm hình sự:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng giả, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau:

– Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm: có tổ chức; có tính chuyên nghiệp; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh nghĩa cơ quan; hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 150 triệu đến dưới 500 triệu đồng…

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây bị phạt tù từ 7 đến 15 năm: Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên

Với khái niệm tìm hiểu về fake là gì, hi vọng các bạn sẽ hiểu và hãy lưu ý khi chọn mua hàng nhé! Hãy liên hệ Aramex để được hỗ trợ thêm thông tin!

5/5 - (1 bình chọn)