MSDS là gì? Những thông tin cơ bản cần nắm được về MSDS

msds là gì

Cụ thể trong việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, MSDS giúp bạn có cái nhìn tổng quan về kỹ thuật xử lý an toàn cho loại hàng hóa và hướng dẫn về mức độ nguy hại của loại hóa chất đó đối với người tiếp xúc. Chính vì thế MSDS đóng vai trò hết sức quan trọng trong Logistics, vậy các bạn đã hiểu hay có cái nhìn tổng quan những thông tin về MSDS là gì chưa? Cùng Aramex tìm hiểu nhé!

Xem thêm: Phí LSS là gì? Tại sao cần phải đóng phí LSS?

1.MSDS là gì?

MSDS được viết tắt Material Safety Data Sheet được hiểu là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất thể hiện các thông tin liên quan đến thuộc tính của hóa chất cụ thể nào đó. Bảng chỉ dẫn này giúp bạn làm việc một cách an toàn và có cách xử lý phù hợp khi tiếp xúc với loại hóa chất đó.

msds là gì

Áp dụng đối với các mặt hàng: Có thể gây nguy hiểm như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi… trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

2.Nội dung trên một MSDS

Với một hàng hóa chất, MSDS sẽ thể hiện các thông tin sau:

-Diễn giải tên hàng hóa và thông tin của công ty, đơn vị sản xuất của hàng hóa đó.

-Thành phần hóa học và thông tin của các hợp chất đó.

Lưu ý về số CAS (Chemical Abstracts Service – Dịch vụ tóm tắt hóa chất) trong thành phần này là dãy số định danh duy nhất trong các nguyên tố hóa học, các hợp chất hóa học, các polyme, các chuỗi sinh học, các hồn hợp và các hợp kim. Số này sẽ giúp chúng ta tìm kiếm được các thông tin liên quan về chất.

– Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v

– Xác định mức độ độc hại của các thành phần trong hàng hóa nhằm đưa ra các khuyến cáo về mức độ rủi ro, các tai nạn có thể xảy ra và hướng dẫn bảng chỉ dẫn an toàn khi làm việc với hàng hóa đó.Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.

logistics

– Xác định các biện pháp trợ giúp y tế khẩn cấp khi xảy ra ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.

– Nguy cơ cháy nổ, các thiết bị phương tiện, quy chuẩn và trình từ nhằm phòng cháy, chữa cháy, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.

– Thiết bị bảo hộ lao động, các biện pháp cần sử dụng khi làm việc với hóa chất để giảm thiểu tối đo rủi ro và tổn thất.

– Quy trình thực hiện khi làm việc với hóa chất và cách xử lý, điều kiện lưu giữ và bảo quản hóa chất trong kho (như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v) cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.

-Kiểm soát phơi nhiễm và bảo hộ cá nhận khi tiếp xúc với các hóa chất.

– Thông tin về tính sinh thái: Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.

– Thông tin hướng dẫn các phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.

– Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).

– Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.

Xem thêm: Những bất cập hiện nay với ngành Logistics tại Việt Nam

3. Đơn vị phát hành MSDS là gì?

MSDS sẽ do shipper (người gửi hàng hoặc người bán hoặc nhà sản xuất) cung cấp cho hãng tàu/ hoặc hãng hàng không để khai báo. Để có một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).

Một MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có vai trò pháp lý. Đó là lý do vì sao một MSDS giả (thông tin trên MSDS không trùng khớp với thông tin in trên sản phẩm) sẽ bị xử phạt theo

Bên nào sẽ có trách nhiệm làm MSDS?

Theo đúng quy định MSDS sẽ do người gửi hàng là công ty sản xuất hoặc công ty phân phối – thương mại, cá nhân, …(gọi chung là shipper) cung cấp để khai báo.

Một MSDS hoàng chỉnh yêu cầu phải xác mọi thông tin từ sản phẩm, tên gọi, độ sôi, độ cháy,…) và các yêu cầu khi thực hiện vận chuyển

Một MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối hay người gửi có vai trò pháp lí. Nếu thông tin cung cấp trên MSDS không trùng khớp thì người gửi hàng sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm và bị xử phạt.

Tóm lại, đối với vận chuyển hàng hóa, nếu loại hàng thuốc diện nguy hiểm bắt buộc phải có MSDS thì hãng tàu mới cho phép vận chuyển nếu không sẽ từ chối thẳng.

4. MSDS áp dụng cho mặt hàng hoá nào?

MSDS sẽ được áp dụng cho các mặt hàng hoá có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, khả năng ăn mòn, hoá chất độc hại .. bởi vì các đặc tính nguy hiểm trong các sản phẩm này và khi đó tờ khai MSDS sẽ giúp cho những người vận chuyển hàng hoá được an toàn hơn trong quá trình sắp xếp hay xử lý khi gặp sự cố nào đó không may xảy ra.

 
msds
 
Ngoài ra thì các thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm, thực phẩm dạng bột hay dạng lỏng tuy chúng không phải chất nguy hiểm những trong quá trình vận chuyển qua đường air ( đường hàng không ) thì các cơ quan Hải quan sẽ yêu cầu phải có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS, và thông qua đó thì các cơ quan này sẽ xác định được thành phần của chúng có thật sự an toàn đối với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp hay là không.

Qua bài viết trên, hi vọng các bạn có thể hiểu được MSDS là gì và hãy thực hiện công việc này thật tốt nhé. Aramex luôn sẵn lòng trả lời cho bạn những thông tin cần thiết nhất nếu bạn cần nhé!

Rate this post