Nội dung chứng nhận bảo hiểm là gì? Những thông tin về chứng nhận bảo hiểm

nội dung chứng nhận bảo hiểm

Với mỗi công việc, việc sở hữu chứng từ, giấy tờ hay nội dung chứng nhận bảo hiểm là điều cần thiết với mỗi doanh nghiệp. Vậy để hiểu hơn về chứng nhận này, nội dung chứng nhận bảo hiểm bao gồm những gì? Có những yêu cầu bắt buộc nào? Hãy cùng Aramex tìm hiểu nhé.

1. Chứng nhận bảo hiểm là gì? – Nội dung về chứng nhận bảo hiểm bạn cần biết

Giấy chứng nhận bảo hiểm – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Insurance Certificate.

Khi nhà xuất khẩu bán hàng một cách thường xuyên, anh ta thường kí một hợp đồng bảo hiểm bao (open policy) để bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất cứ thời điểm nào trong một thời hạn nhất định theo các điều kiện và điều khoản như đã thỏa thuận trước.

Mỗi lần giao hàng, nhà xuất khẩu lập tờ khai về các chi tiết liên quan đến lô hàng và trả phí bảo hiểm. trên cơ sở tờ khai, công ty bảo hiểm sẽ phát hành một Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm kí xác nhận vào tờ khai (Declaration under an open cover) và trao cho khách hàng. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

Xem thêm: Quy trình vận chuyển hàng hóa thế nào? 

Depot là gì?

Nên chọn Bảo hiểm đơn hay Giấy chứng nhận bảo hiểm?

Hiện nay, ở nhiều nước, người mua bảo hiểm muốn kiện công ty bảo hiểm trước tòa án về việc không bồi thường tiền bảo hiểm phải có Bảo hiểm đơn (hợp đồng bảo hiểm), điều này hàm ý chỉ riêng Giấy chứng nhận bảo hiểm là chưa đủ bằng chứng pháp lí để tiến hành kiện công ty bảo hiểm trước tòa án.

Chính vì vậy, một số người cho rằng khi mua bảo hiểm nhất thiết phải yêu cầu công ty bảo hiểm cấp cho một Bảo hiểm đơn thì mới chắc chắn. Tuy nhiên, thực tế điều này là không quan trọng và không cần thiết, bởi vì mỗi lần cấp Bảo hiểm đơn rất tốn kém, hơn nữa khi có tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm chỉ cần xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm là được công ty bảo hiểm bồi thường.

nội dung chứng nhận bảo hiểm

Chừng nào công ty bảo hiểm không bồi thường một cách hợp pháp, có thể là do phá sản hoặc có tranh chấp xảy ra phải cần đến tòa án giải quyết thì lúc đó mới cần đến Bảo hiểm đơn. 

Trong thực tế, những tình huống này rất hiếm khi xảy ra, do đó các bên có liên quan cũng chấp nhận Giấy chứng nhận bảo hiểm như là Bảo hiểm đơn, nghĩa là cả hai loại chứng từ bảo hiểm này được coi là có giá trị như nhau.

Tóm lại, qua phân tích cho thấy, Bảo hiểm đơn hay Giấy chứng nhận bảo hiểm là những chứng từ do Công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, có các tác dụng chính sau đây:

– Xác nhận đã kí kết một hợp đồng bảo hiểm với các điều kiện và điều khoản của hợp đồng.

– Xác nhận người được bảo hiểm trả phí còn người bảo hiểm thu phí, do đó nó thừa nhận rằng hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực.

– Là chứng từ cần thiết để khiếu nại tiền bồi thường bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra gây tổn thất cho hàng hóa. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

Xem thêm: Trung tâm phân phối là gì?

Quản trị hàng tồn kho là gì?

2. Nội dung chứng nhận bảo hiểm bao gồm những gì?

1.1. Tên và địa chỉ của công ty bảo hiểm: được ghi ở đầu trang của đơn bảo hiểm

1.2. Tiêu đề: Đơn bảo hiểm phải ghi tiêu đề là INSURANCE POLICY được in với cỡ chữ to nhằm phân biệt đơn bảo hiểm với các chứng từ khác đang lưu thông trên thị trường

1.3. Ngày tháng lập chứng từ bảo hiểm:

Ngày lập chứng từ được ghi ở góc gưới bên phải phía sau từ “on” trong cụng từ “Issued in…on” hoặc trước cụm từ “Date of issue”.

Ngày lập chứng từ không được muộn hơn ngày giao hàng trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao hàng.

1.4. Số chứng từ bảo hiểm: là số chứng từ do người ký phát đơn bảo hiểm ghi ngay dưới tiêu đề trên đơn bảo hiểm.

1.5. Người được bảo hiểm: Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm nếu L/C không có quy định gì thì đó là tên và địa chỉ của người gửi hàng (nhà xuất khẩu)

1.6. Tên con tàu và số hiệu con tàu: Tên, số hiệu con tàu hoặc phương tiện vận chuyển khác: được ghi sau chữ “Name of Vessel ỏ No.of flight” hoặc “Name and/or No, of Vessel/Flight”. Tên con tàu hay phương tiện vận chuyển khác phải đồng nhất với L/C hay các chứng từ khác.

1.7. Giao hàng từ … đến….: Trong hợp đồng bảo hiểm ghi rõ nơi khỏi hành “From:”, nơi đến “To:” và nơi chuyển tải nếu có “Transhipment”

1.8. Điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là điều kiện đã được thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm ghi theo yêu cầu của người được bảo hiểm đúng như ghi trong L/C, không thêm bớt nếu thanh toán bằng L/C. Điều kiện bảo hiểm được ghi sau chữ “Condition or special coverage”, “condition of insurance”. Trong hợp đồng bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm (A, B, C…).

1.9Chữ ký: Chứng từ bảo hiểm phải được ký theo quy định, pahir thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý bảo hoặc của người người được ủy quyền của họ ký và phát hành. Chữ ký của đại lý hoặc người được ủy quyền phải chỉ rõ là đại lý hoặc người được ủy quyền đã ký thay hoặc là thay mặt cho công ty bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ký.

Xem thêm: Chiến lược Push và Pull trong xuất nhập khẩu

Những điều cần biết về hợp đồng ngoại thương

3. Những lưu ý đối với nội dung về chứng nhận bảo hiểm bạn cần biết!

chứng nhận bảo hiểm

2.1. Tính chuyển nhượng

Trong thương mại quốc tế, người mua bảo hiểm có thể là một người còn người thụ hưởng bảo hiểm lại là người khác; để làm được điều này, chứng từ bảo hiểm phải yêu cầu được lập là chuyển nhượng được

Khi chứng nhận bảo hiểm thuộc lại chuyển nhượng được, thì người mua bảo hiểm nhất thiết phải ký hận có như vậy thì mới đủ cơ sở pháp lý để người được chuyển nhượng đòi tiền bồi thường.

2.2. Chứng từ bảo hiểm đích danh: không thể chuyển nhượng được nên không linh hoạt, do đó nó được dùng hạn chế.

2.3. Chứng nhận bảo hiểm theo lệnh: rất linh hoạt, phù hợp với tính chất thương mại quốc tế nên được dùng phổ biến.

2.4. Chứng từ bảo hiểm vô danh: là loại linh hoạt nhất, nghĩa là bất cứ ai nắm giữa nó đều trở thành người hưởng lợi bảo hiểm do đó nó dễ bị lạm dụng, nếu dùng thì phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tất cả các chứng từ bảo hiểm gốc.

2.5. Số tiền bảo hiểm: (Theo quy định của UCP)

– Chứng nhận bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và phải cùng loại tiền với L/C

– Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 110% của giá trị CIF, CIP hay giá trị hóa đơn. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn, do các bên thảo thuận, số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm cũng càng cao.

2.6. Xuất trình bản gốc:

Tất cả các bản gốc chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình. Về cơ bản, bản gốc chứng từ bảo hiểm cũng giống như bản gốc vận đơn đường biển là có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau.

2.7. Loại tiền và số tiền bảo hiểm phải thích ứng và đầy đủ.

2.8. Mô tả hàng hóa trên chứng từ bảo hiểm phải đúng với thực tế hàng hóa được bảo hiểm. Bên và nơi khiếu nại đòi tiền bảo hiểm phải được người bảo hiểm chấp nhận.

Aramex đã tổng hợp những thông tin cũng như nội dung liên quan đến nội dung chứng nhận bảo hiểm dành cho các bạn. Hãy liên hệ với Aramex để có được những thông tin mới nhất cũng như những dịch vụ tốt nhất từ Aramex nhé!

Rate this post