SCOR là gì? Những điều thú vị liên quan đến SCOR

scor là gì

SCOR được coi là một mô hình quan trọng trong chuỗi cung ứng. Nếu áp dụng được hiệu quả mô hình SCOR, bạn có thể dễ dàng đo lường đươc hiệu quả hoạt động và yêu cầu chức năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con và các hoạt động của chuỗi cung ứng. Vậy bạn đã thực sự hiểu về định nghĩa SCOR là gì chưa? Hãy cùng Aramex tìm hiểu những thông tin thú vị có liên quan đến SCOR mà bạn không thể bỏ lỡ nhé.

Xem thêm: Phí CIC là gì? 

HS Code là gì?

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa của SCOR – SCOR được hiểu là gì? 

SCOR là mô Hình Tham Chiếu Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Operation Reference). Mô hình này định ra các ứng dụng tốt nhất, các thước đo hiệu quả hoạt động và yêu cầu chức năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con và các hoạt động của chuỗi cung ứng.

scor là gì

Mô hình SCOR cung cấp cấu trúc nền tảng, thuật ngữ chuẩn để giúp các công ty thống nhất nhiều công cụ quản lý, như tái thiết quy trình kinh doanh, lập chuẩn so sánh, và phân tích thực hành. Các công cụ của SCOR tạo giúp cho công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu quả.

Mô hình này cung cấp cấu trúc nền tảng, thuật ngữ chuẩn để giúp các công ty thống nhất nhiều công cụ quản lý, như tái thiết quy trình kinh doanh, lập chuẩn so sánh, và phân tích thực hành. Mô hình này mô tả các quy trình kinh doanh được yêu cầu để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Các công cụ của SCOR tạo giúp cho công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu quả. Ngoài ra còn giải thích các quy trình dọc theo toàn bộ chuỗi cung ứng và cung cấp cơ sở để cải tiến những quy trình đó.

Những vai trò cơ bản của SCOR là gì? 

  • Đưa ra các cách thực hành tốt nhất, các thước đo hiệu quả hoạt động cho các yêu cầu chức năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con và các hoạt động.
  • Cung cấp các cấu trúc bền nền tảng, thuật ngữ chuẩn để các công ty thống nhất nhiều công cụ quản lý,tái thiết quy trình kinh doanh, lập chuẩn so sánh và phân tích thực hành tốt nhất.
  • Sử dụng phương pháp thiết kế từ trên xuống của SCOR công ty nhanh chóng hiểu được cấu trúc và hiệu quả hoạt động hiện thời của công ty mình. Công ty có thể so sánh cấu trúc của mình so với công ty khác phát triển những cải tiến dựa trên những thực hành tốt nhất, thiết kế chuỗi cung ứng tương lai cho công ty hiệu quả.

Mô hình SCOR – SCOR được chia ra làm mấy cấp độ, những cấp độ đó là gì? 

Mô hình SCOR bao gồm bốn cấp độ từ khái quát đến chi tiết. Ba cấp độ ban đầu – quy trình, quy trình con, các hoạt động – được mô tả trong mô hình. Các quy trình hoạt động cụ thể, hay cấp độ thứ 4, được diễn giải chi tiết bằng biểu đồ dòng chảy công việc, thường được chuyên biệt hóa tùy theo chiến lược và yêu cầu cụ thể của từng công ty.

Vì thế cấp độ 4 không được bao gồm trong tài liệu xuất bản chính thức của mô hình SCOR. Các thang đo là công cụ để đo lường hiệu suất của một quy trình thông qua những con số. Đây là các thang đo chuẩn đoán.

scor

Khởi đầu là từ cấp độ 1 và đến cấp độ 3 là điểm kết thúc, nội dung của SCOR có thể dùng để chuyển chiến lược kinh doanh của công ty thành cấu trúc chuỗi cung ứng phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh cụ thể. Trình tự sử dụng các cấp độ khác nhau của SCOR sẽ phụ thuộc vào xuất phát điểm và yêu cầu kinh doanh cụ thể. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu các lợi ích trong hoạt động và kinh doanh đạt được từ việc cấu trúc chuỗi cung ứng bằng mô hình SCOR.

Mô hình SCOR là gì: cấp độ 1

DN cần xác định rõ sự phù hợp của các quy trình kinh doanh với cấu trúc kinh doanh (các đơn vị kinh doanh, các vùng, v.v…) và với các đối tác chuỗi cung ứng. Từ đó điều chỉnh các mục tiêu chiến lược của chuỗi cung ứng – những ưu tiên mà chuỗi cung ứng phải hỗ trợ đắc lực. Cấp độ 1 tập trung vào năm quy trình chuỗi cung ứng chính hoạch định(plan), mua hàng (source), sản xuất(make), phân phối (delivery) và thu hồi(return)

Mô hình SCOR là gì: cấp độ 2

Lúc này DN cần điều chỉnh lựa chọn về các quy trình chuỗi cung ứng của mình và xác định làm thế nào để quy trình tương thích với hạ tầng cơ sở kỹ thuật  (nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị ở các địa điểm và hệ thống công nghệ thông tin). Cấp độ 2, hay cấp độ cấu hình (configuration level), hỗ trợ phát triển và đánh giá các lựa chọn cấp độ cao (cấp độ 1) cho cấu trúc quy trình chuỗi cung ứng, bằng việc lựa chọn “gia vị” cho hoạch định, mua hàng, sản xuất, phân phối và thu hồi.

Điều này được thực hiện thông qua việc lựa chọn các quy trình con tương ứng, hay còn gọi là các danh mục quy trình, dựa trên chiến lược chuỗi cung ứng. Việc lựa chọn danh mục quy trình sẽ ảnh hưởng đến thiết kế ở mức độ 3 vì sự khác biệt giữa các yếu tố được điều chỉnh.

Trên đây là toàn bộ những dữ liệu thông tin về SCOR là gì giúp bạn có thể hiểu rõ hơn. Nếu như cần tìm thêm khối lượng thông tin nào, hãy liên hệ Aramex để được hỗ trợ!

Rate this post