Nội Dung
Với bài viết trước, Aramex đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm cũng như những đặc điểm, phân loại và thực trạng xuất khẩu của nước ta hiện nay. Vậy bên cạnh khái niệm về xuất khẩu, có xuất hiện thêm cụm từ mới xuất khẩu tại chỗ là gì nữa. Các bạn đã có khái niệm hay hiểu biết gì về vấn đề này chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Xuất khẩu tại chỗ là gì?
Thông thường khi nói đến việc “xuất nhập khẩu” thì người ta nghĩ đến hình thức buôn bán hàng hoá giữa 2 đối tác khác quốc gia và số hàng hoá này sẽ được vận chuyển từ đất nước của đối tác này sang đất nước của đối tác kia. Còn với từ “xuất nhập khẩu tại chỗ” là thế nào?
Xuất khẩu tại chỗ là giao hàng tại chỗ, tức là hàng được giao trên lãnh thổ Việt Nam mà không cần xuất ra nước ngoài. Có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là hàng hoá sau khi được sản xuất thì được giao cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.
Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Xuất nhập khẩu tại chỗ mang những ưu điểm lớn
Với đặc trưng tiêu biểu là xuất khẩu tại chỗ vì vậy cần lưu ý đến 3 yếu tố chủ yếu sau:
+ Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài
+ Địa điểm giao hàng tại Việt Nam
+ Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp
Xem thêm: Cross Docking là gì?
Một số lợi ích khi xuất nhập khẩu tại chỗ mang lại là gì?
Hình thức xuất khẩu tại chỗ này đang dần phổ biến đối các chủ doanh nghiệp, tuy nhiên không phải ai cũng rõ những điểm cộng của hình thức xuất khẩu mới này mang lại:
+ Thứ nhất là tiết kiệm khá nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
+ Thứ hai là tiết kiệm thời gian vận chuyển, hàng giao nhanh và đảm bảo hàng hóa được an toàn. Tiến độ công việc vì vậy cũng sẽ nhanh hơn.
+ Chủ doanh nghiệp hưởng được nhiều ưu đãi về thuế xuất,…
2. Một số quy định chung về hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
Với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ áp dụng đối với hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.
– Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ coi như hàng xuất khẩu; hàng hoá nhập khẩu tại chỗ coi như hàng nhập khẩu, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
– Căn cứ để xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là hàng hoá phải có hai hợp đồng riêng biệt:
+ Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn có điều khoản ghi rõ hàng hoá được giao cho người nhận hàng tại Việt Nam;
+ Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn có điều khoản ghi rõ hàng hoá được nhận từ người giao hàng tại Việt Nam.
– Người xuất khẩu tại chỗ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp xuất khẩu): chính là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
– Người nhập khẩu tại chỗ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhập khẩu) : là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.
Xem thêm: Chiến lược Push và Pull trong việc ứng dụng vào Logistics
3. Hàng hoá được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy trình bao gồm những gì?
– Hàng hoá do doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam (theo chỉ định của thương nhân nước ngoài) để làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá xuất khẩu (kể cả làm nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài);
– Hàng hoá được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng dẫn củạ Bộ Thương mại;
– Sản phẩm gia công được nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất;
– Các trường hợp khác được Bộ Thương mại có văn bản cho phép thực hiện theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ.
Việc kiểm tra thực tế hàng hoá không áp dụng theo Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan; những trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá được quy định tại bước 2, mục IV Quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ quyết định cụ thể lô hàng nào phải kiểm tra.
4. Thủ tục hải quan khi xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?
Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực hiện tại một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn, trừ các trường hợp sau:
– Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công có sản phẩm xuất khẩu tại chỗ;
– Sản phẩm (trừ sản phẩm gia công) nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
– Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, nếu hợp đồng gia công và hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản hàng xuất khẩu do cùng một Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan này; trường hợp 02 hợp đồng do 02 Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục xuất khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Xem thêm: So sánh chi tiết giữa Logistics và Forwarders
Cụ thể những giấy tờ về xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
+ Tờ khai hải quan: Dùng để kê khai thông tin của hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu
+ Hợp đồng mua bán: Minh chứng nguồn gốc, xác thực hàng hóa
+ Hóa đơn thương mại, hoặc hóa đơn GTGT, chứng từ vận tải
+ Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hóa: đảm bảo là loại hàng hóa được phép kinh doanh. Chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu về các mặt hàng hóa bị cấm xuất – nhập khẩu theo quy định để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
+ Chứng từ khác có liên quan tuỳ vào từng trường hợp cụ thể…
5. Chi tiết cụ thể khi triển khai thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ
Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu phải cùng được thực hiện bởi 3 đối tượng là người xuất khẩu, người nhập khẩu và cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu. Mỗi đối tượng sẽ có những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Đối với người xuất khẩu
+ Bước 1: Người kê khai sẽ điền đầy đủ thông tin được yêu cầu trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu phải ghi rõ và chính xác vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế”.
+ Bước 2: Người xuất khẩu sẽ thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hoặc hướng dẫn của cơ quan.
+ Bước 3: Sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan thì tiến hành giao kiện hàng đến cho người nhập khẩu.
Đối với người nhập khẩu
+ Bước 1: Người nhập khẩu phải khai thông tin trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu, lưu ý cần ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy. Ở bước này bạn phải tiến hành thực hiện nghiêm túc theo đúng thời hạn quy định.
+ Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa chính xác, đúng thời hạn theo quy định.
Đối với cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu
+ Bước 1: Cơ quan sẽ theo dõi giấy tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nếu chứng từ đã hoàn thành đầy đủ thì tiến hành thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
+ Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra thông tin được kê khai dựa trên kết quả phân luồng của Hệ thống hải quan.
+ Bước 3: Dựa theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sẽ được tổng hợp hàng tháng và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan.
Xem thêm: Phân loại hàng hóa dịch vụ trong Logistics
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về vấn đề xuất nhập khẩu là gì, hi vọng bài viết sẽ cung cấp và phục vụ những thông tin tốt nhất dành cho bạn. Hãy liên hệ với Aramex để nhận được tư vấn tốt nhất nhé!