Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

bảo hiểm hàng hóa

Không chỉ đối với người bình thường, chúng ta ai cũng cần phải có bảo hiểm để “phòng vệ” cho bản thân phòng trừ những trường hợp không may xảy ra. Đúng vậy, không chỉ với con người mà bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng rất cần thiết trong quá trình xuất-nhập khẩu. Hãy cùng Aramex tìm hiểu về bảo hiểm này nhé.

1. Bảo hiểm hàng hóa là gì? 

Bảo hiểm hàng hóa là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế nhiều bạn làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thực tế vẫn yếu.

Bảo hiểm là một cam kết bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người được bảo hiểm phải đóng một khoản tiền cho đối tượng được bảo hiểm và được gọi là phí bảo hiểm

bảo hiểm hàng hóa

Đối tượng được bảo hiểm là hàng hóa hữu hình

Các phương thức được bảo hiểm trong hoạt động xuất nhập khẩu như:

+ Vận tải đường sắt

+ Vận tải đường biển

+ Vận tải đường bộ

+ Vận tải đường hàng không. 

Đối tượng mua bảo hiểm trong xuất nhập khẩu được dựa theo các điều kiện thương mại quốc tế Incoterm 2010.

Hay hiểu cách khác: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu – đối tượng bảo hiểm: Là hàng hóa, tài sản, vật thể đang trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.

Bao gồm cả:

– Thời gian lưu kho,
– Chờ xếp lên phương tiện vận chuyển, trung chuyển
– Chờ chủ hàng nhận lại hàng
– Theo quy định của từng Điều kiện bào hiểm cụ thể cụ thể.

Xem thêm: Thủ tục chuẩn bị hồ sơ hải quan như thế nào?

2. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Sẽ có những loại bảo hiểm khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng hàng hóa và chặng đường mà hàng hóa đó đi qua.

hàng hóa xuất nhập khẩu

Điều kiện thông thường:

+ Điều kiện loại A

+ Điều kiện loại B

+ Điều kiện loại C

Điều kiện đặc biệt

+ Chiến tranh

+ Đình công 

Chi tiết về các rủi ro được bảo hiểm và các rủi ro được loại trừ mình sẽ viết vào một bài khác, nhằm tránh quá dài, hơn nữa phần lớn các bạn quan tâm đến quy trình và các giấy tờ cần có khi xử lý một lô hàng cần được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.

Xem thêm: Hàng Freehand và hàng Nominated khác nhau như thế nào?

3. Những nguyên tắc cơ bản đối với bảo hiểm hàng hóa: 

bảo hiểm

3.1. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest)

Định nghĩa: (Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906)
– Người có liên quan hợp pháp đối với hành trình vận chuyển tài sản/ hàng hóa.
– Người ấy có thể được hưởng lợi nếu tài sản đó.
– Được an toàn hay về tới nơi đến đúng hạn.
– Hoặc bị thiệt hại nếu tài sản đó bị tổn thất hay tổn hại, bị cầm giữ hoặc có thể chịu trách nhiệm về những tổn thất đó
– Người được bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm.
– Lợi ích bảo hiểm không cần có khi ký kết hợp đồng nhưng phải có khi xảy ra tổn thất.

3.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith)

Người được bảo hiểm: có trách nhiệm cung cấp tất cả những thông tin mà họ biết liên quan đến rủi ro được bảo hiểm
– Người bảo hiểm: trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm, không xúi dục khách hàng hoặc nhận một rủi ro mà họ biết là không còn nữa khi người yêu cầu bảo hiểm còn chưa biết.

3.3. Nguyên tắc bồi thường (indemnity)

– “Là một cơ chế mà công ty bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản bồi thường tài chính, với mục đích khôi phục tình trạng tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm sau khi tổn thất xảy ra”
– Là nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm nói chung, hàng hải nói riêng.

Xem thêm: Incoterms là gì?

3.4. Nguyên tắc thế quyền (subrogation)

– Người bảo hiểm, sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình. (Điểm g khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm)
– Thư thế quyền (letter of subrogation).

3.5. Nguyên tắc cam kết (warranty)

Là nguyên tắc bảo hiểm hàng hải nói chung, bảo hiểm hàng hoá nói riêng
(Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906)
– Cam kết ngụ ý (implied warranty): hành trình hợp pháp, tàu đủ khả năng đi biển
– Cam kết thành văn (Expressed warranty): tàu có P&I, tàu tuân thủ ISM Code…..
– Hậu quả pháp lý: người bảo hiểm có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm đối với tổn thất nào xảy ra sau khi cam kết bị vi phạm.

3.6. Nguyên tắc bảo hiểm trước (Advanced insurance)

– Người được bảo hiểm có thể mua bảo hiểm trước cho hàng hoá (khi chưa có đủ thông tin chi tiết về lô hàng) ngay sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương hay mở chứng từ tín dụng L/C.
– Người bảo hiểm sẽ phát hành đơn bảo hiểm và xác nhận các thông tin còn thiếu sẽ được thông báo sau.
– Khi có đầy đủ thông tin, Người bảo hiểm cấp Sửa đổi bổ sung (Endorsement).
– Nhanh chóng về thủ tục, tránh trường hợp quên không mua bảo hiểm.

4. Giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

Là giá trị bằng tiền của hàng hoá, thường được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm ký Hợp đồng. Trong Bảo hiểm hàng hoá, Giá trị bảo hiểm là giá theo Hợp đồng mua bán Ngoại Thương (có thể là giá CIF, FOB, CFR….)

bao hiem hang hoa

Số tiền bảo hiểm là khoản tiền nhất định ghi trong đơn Bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm (thường được đổi ra giá CIF) Số tiền bảo hiểm có thể bao gồm:

Theo tập quán:
– Giá hàng
– 100 % CIF – Cước vận chuyển
– 110% (10% là lãi ước tính của lô hàng)
– Thuế nhập khẩu
– Phí bảo hiểm
– Lãi ước tính (10%Số tiền bảo hiểm)

Xem thêm: Vận dụng Incoterms như thế nào trong xuất nhập khẩu?

5. Quy trình xử lý bảo hiểm cho phương thức vận chuyển đường biển khi có tổn thất

Người được bảo hiểm thông báo tổn thất hàng hóa cho người mua bảo hiểm

Người mua bảo hiểm gửi thong báo tổn thất cho người bảo hiểm

Người bảo hiểm tiến hành giám định và xác định tổn thất nếu cần thiết, việc giám định sẽ được tiến hành ngay sau khi người nhận hàng thông báo có tổn thất hàng hóa. Quá trình giám định được thực hiện độc lập và chịu sự giám sát của người được bảo hiểm.

Người được bảo hiểm ký ủy quyền (POA – Power Of Attorney) cho người mua bảo hiểm tiến hành các thủ tục để yêu cầu bồi thường 

xuất nhập khẩu

Người mua bảo hiểm (người được ủy quyền) tiến hành gửi bộ hồ sơ thông báo tổn thất bảo hiểm hàng hóa, cụ thể

+ Ủy quyền của người được bảo hiểm cho người mua bảo hiểm
+ Thông báo tổn thất bảo hiểm hàng hóa (theo mẫu của công ty bảo hiểm)
+ Yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hóa (theo mẫu của công ty bảo hiểm) kèm bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa tổn thất được bảo hiểm
+ Invoice và packing list của lô hàng có mục hàng bị tổn thất.
+ Bill vận chuyển đường biển của lô hàng có mục hàng bị tổn thất

Sau khi lô hàng được giám định và xác định rõ số tiền được bảo hiểm thì công ty bảo hiểm tiến hành gửi thông báo bồi thường và miễn trách, cụ thể chính là thông báo số tiền được bồi thường cho người mua bảo hiểm 

Xem thêm: Chiến lược Push và Pull trong Logistics được áp dụng thế nào?

Ngoài ra, công ty bảo hiểm sẽ gửi kèm thông báo bồi thường các giấy tờ khác như:

+ VAT invoice

+ Debit note

+ Endorsement note

+ Declaration for export

Aramex đã cung cấp với bạn những thông tin liên quan đến bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Hãy liên hệ Aramex để có những thông tin tốt nhất nhé.

Rate this post