Cửa khẩu quốc tế và các bảng biển tại Việt Nam

cửa khẩu quốc tế việt nam

Cảng biển và các cửa khẩu quốc tế tại Việt Nam là nơi giao thương, lưu chuyển hàng hóa trong cũng như ngoài nước. Vậy các bạn có thể tự mình kể những cửa khẩu quốc tế hay những cảng biển lớn ở nước ta không? Hãy cùng tìm hiểu với Aramex qua bài viết này nhé!

Những cửa khẩu Quốc tế tại Việt Nam mà bạn cần biết! 

cửa khẩu quốc tế tại việt nam

a.Các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc

Cửa khẩu Móng Cái

Đây là cửa khẩu quốc tế lớn và Việt Nam khi xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc thì lượng hàng hóa được thực hiện tại cửa  khẩu Móng Cái là rất lớn

Cửa khẩu Hữu Nghị – Lạng Sơn

Là một cửa khẩu được thực hiện giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc vô cùng nhộn nhịp.

Cửa khẩu Tân Thành

Là nơi hàng hóa nông sản của Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn.

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Đây là cửa khẩu mà mặt hàng gạo của Việt Nam muốn đi sangTrung Quốc thì thường đi qua của khẩu này.

Cả 4 cửa khẩu này đóng góp đến 10,6 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc.

b.Các cửa khẩu quốc tế với Lào

Cửa khẩu Na Mèo – Nghệ An

Cửa khẩu Nam Cấn

Cửa khẩu Lao Bảo

Cửa khẩu Bờ Y

Cả 4 cửa khẩu này đóng góp đến 1 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu với Lào

Xem thêm: SKU là gì?

Hàng ký gửi là gì?

c.Các cửa khẩu quốc tế với Cam-pu-chia

Cửa khẩu Hoa Lư – Bình Phước

Cửa khẩu Sa Mác – Tây Ninh

Cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh – Đây là cửa khẩu lớn nối liền giao dịch thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Cam-pu-chia

Cửa khẩu Vĩnh Xương – An Giang – Đây là cửa khẩu đường sông

Cửa khẩu Hà Tiên – Kiên Giang

Cả 5 cửa khẩu này đóng góp đến 4,7 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu với Cam-pu-chia.

Trên đây là các cửa khẩu giao dịch đường bộ với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tỷ trọng giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu với 3 nước:

  • Việt Nam giao thương với Trung Quốc với kim ngạch 10,6 tỷ USD chiếm 65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
  • Việt Nam giao thương với Lào với kim ngạch 1 tỷ USD chiếm 6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
  • Việt Nam giao thương với Campuchia với kim ngạch 4,7 tỷ USD chiếm 29% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Trong 3 nước thì Việt Nam giao thương với Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất, và đây là nước đối tác xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam.

Ngoài các cửa khẩu quốc tế lớn được biết đến, tại Việt Nam còn có các cảng biển lớn phục vụ cho công việc Logistics như:

cảng biển việt nam

Cảng Cát Lái

Đây là cảng biển lớn nhất ở Việt Nam với lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu  chiếm hơn 90% container ra vào khu vực phía Nam và gần 50% hàng container vào Việt Nam.

Cảng Cát Lái nằm trên sông Đồng Nai là một trong những cảng chính thuộc hệ thống cảng tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Cảng thuộc sự quản lý của Tân Cảng Sài Gòn và Bộ Quốc Phòng.

Cảng Cái Mép – Thị Vải

Cảng Cái Mép – Thị Vải thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đây là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, năng lực vận tải hàng hóa tại cảng chỉ chiếm 40% công suất thiết kế. Cảng có khả năng xếp dỡ từ  600.000 đến 700.000 container trên 1 năm.

Cảng Hải Phòng

Đây là cảng biển lớn nhất miền Bắc, có thể tiếp nhận 6.000 đến 7.000 tấn chiếm tỷ lệ 11% năng lực vận tải của tổng các cảng biển tại Việt Nam

Cảng Hiệp Phước

Đây là cảng mới được UBND thành phố Hồ Chí Minh đầu tư nạo vét kênh Soai Rạp ở huyện Nhà Bè để dự phòng khi cảng Cát Lái bị quá tải thì có thể điều tiết hàng hóa về cảng này. Hiện nay lưu lượng vận tải tại cảng này chiếm  7% tương đương 0,79 triệu tấn.

Cảng Đà Nẵng

Cảng Đà Nẵng có năng lực vận tải chiếm 7% tương đương 0,78 triệu tấn. Đây là cảng quan trọng nhất tại Miền Trung Việt Nam.

Cơ cấu, hạ tầng vận tải của nước ta như thế nào? 

Cơ cấu hạ tầng vận tải đường biển

Tỷ trọng hàng hóa đi qua các cảng của Việt Nam năm 2018 bao gồm:

  • Hàng xuất khẩu là 143 triệu tấn chiếm 27%
  • Hàng nhập khẩu là 174 triệu tấn chiếm 33%
  • Còn lại là vận tải nội địa trong nước là 212 triệu tấn chiếm 40%.

Cơ cấu của 3 loại trên khá tương đồng nhau.

Xét về chủng loại hàng hóa

  • Hàng quá cảnh vào Việt Nam là 83 triệu tấn chiếm 15%.
  • Hàng container là 177 triệu tấn chiếm 32%.
  • Hàng lỏng (ví dụ: Xăng dầu) là 67 triệu tấn chiếm 12%.
  • Hàng khô các loại là 228 triệu tấn chiếm 41%.

Như vậy, hàng hóa qua các cảng ở Việt Nam khá là đa dạng.

Nội dung tuy đơn giản, gần gũi nhưng chưa chắc các bạn có thể nắm được hết thông tin. Nên vì vậy, Aramex hi vọng rằng bài viết này sẽ đem lại thông tin hữu ích đối với bạn!

Rate this post