Logistics trong nền kinh tế chia sẻ được ứng dụng thế nào?

logistics trong nền kinh tế chia sẻ

Quy mô nền kinh tế chia sẻ ngày nay càng được mở rộng theo xu hướng đa dạng hóa. Cũng chính vì thế, ngành Logistics cũng ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Vậy ngành Logistics trong nền kinh tế chia sẻ được ứng dụng cụ thể như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết này cùng Aramex nhé.

1. Trước khi tìm hiểu về Logistics trong nền kinh tế chia sẻ, chúng ta sẽ tìm hiểu về kinh tế chia sẻ là gì?

Tại Việt Nam, ngành Logistics có tốc độ tăng trưởng trung bình 15% mỗi năm. Ứng dụng Công nghệ thông tin đang phát triển mạnh, đồng thời với nhu cầu cấp thiết của việc tối ưu hóa hiệu quả của Logistics nhằm giảm chi phí hiện đang ở mức cao như hiện nay. Rõ ràng, đây vừa là nhu cầu, vừa là cơ hội để phát triển mô hình KTCS trong Logistics. Bằng chứng là chỉ tính riêng lĩnh vực vận tải hàng hóa, chỉ trong vài năm gần đây, đã có hàng chục doanh nghiệp tại Việt Nam đã phát triển dịch vụ theo mô hình KTCS.

logistics trong kinh tế chia sẻ

Và ngay trong diễn đàn Logistics Việt Nam 2019 thì chuyên đề KTCS trong Logistics (Sharing Economy in Logistics) đã được Bộ Công Thương lựa chọn để các chuyên gia, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước cùng nhau bàn luận nhằm tìm ra những giải pháp thúc đẩy ứng dụng KTCS vào Logistics.

“Kinh tế chia sẻ liên quan đến việc chia sẻ các tài sản, hiện vật, tài chính hoặc/và vốn vật chất giữa nhiều chủ thể mà không chuyển giao quyền sở hữu, thông qua một nền tảng số để tạo ra giá trị cho ít nhất 2 chủ thể” (DHL, 2017). Xét riêng về lĩnh vực Logistics, KTCS, bằng cách khai thác tiềm năng, năng lực dư thừa và chưa được sử dụng hết, sẽ là chìa khóa giải quyết các bài toán về chi phí Logistics hiện nay. Đồng thời, KTCS còn giúp bảo vệ môi trường, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm, dịch vụ.

Xem thêm: Những rủi ro xảy ra trong chuỗi cung ứng!

2. Các mô hình ứng dụng đối với ngành Logistics được thực hiện trong nền kinh tế chia sẻ

Cũng theo DHL (2017), KTCS trong logistics được chia làm 7 nhóm đặc thù sau:

  1. Kho hàng chia sẻ (Shared Warehousing)
  2. Kho đô thị đơn giản (Urban Discreet Warehousing)
  3. Hàng hóa cộng đồng theo nhu cầu (Community Goods On-demand)
  4. Chia sẻ tài sản Logistics (Logistics Asset Sharing)
  5. Chia sẻ năng lực vận chuyển (Transport Capacity Sharing)
  6. Nhân lực theo nhu cầu (On-Demand Staffing)
  7. Chia sẻ dữ liệu Logistics (Logistics Data Sharing)

Tại Việt Nam, có thể nói KTCS xuất hiện nhiều tại loại hình thứ (5) và đang nhen nhóm phát triển loại hình (1) và (2).

Xem thêm: SKU là gì?

3. Phân tích một vài mô hình kinh tế chia sẻ tiêu biểu – Áp dụng Logistics trong nền kinh tế chia sẻ là gì?

3.1. Chia sẻ năng lực vận chuyển (Transport Capacity Sharing)

Theo Báo Cáo Logistics Việt Nam 2019, khi nói đến mô hình chia sẻ trong Logistics tại Việt Nam, thì vận tải hàng hóa đường bộ vẫn là lĩnh vực các nhà đầu tư cũng như các startup quan tâm nhất bởi chi phí vận tải hiện chiếm đến 60% chi phí Logistics, và tại nước ta thì vận tải đường bộ lại đang chiếm đến gần 80% tổng khối lượng vận chuyển. Vận tải hàng hóa đường bộ bao gồm các dịch vụ như dịch vụ vận chuyển xe nguyên chiếc, dịch vụ vận chuyển container, dịch vụ vận chuyển hàng ủy thác, dịch vụ vận chuyển hàng lẻ, kết hợp.

kinh tế chia sẻ

Như vậy, để giải quyết vấn đề về chi phí nêu trên, mô hình chia sẻ năng lực vận chuyển ra đời. Một trong những ứng dụng của mô hình này chính là tận dụng chiều xe rỗng đi về của các phương tiện, giúp mỗi chuyến xe chiều về luôn lấp đầy hàng hóa. Thực hiện được mô hình trên, chi phí vận tải được cải thiện, hiệu suất lao động được tối đa hóa, lượng xe lưu thông trên đường được hạn chế, tránh kẹt xe và rủi ro tai nạn.

Tại Việt Nam, có thể kể đến Logivan và Eco-truck là những doanh nghiệp tiên phong ứng dụng mô hình này nhằm xây dựng môi trường vận chuyển hiện đại, tiết kiệm và an toàn

3.2. Kho hàng chia sẻ (Shared Warehousing)

Các mô hình nhà kho truyền thống thường được xây dựng và sở hữu bởi một cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức nhằm lưu trữ các sản phẩm, hàng hóa thuộc quyền sở hữu của họ hoặc do họ tự sản xuất ra. Trái ngược lại, kho chia sẻ đã phát huy chức năng của mình như một địa điểm trung gian lưu trữ hàng hóa cho nhiều đối tác. Các khách hàng thuê kho chứa hàng chung thường là những công ty quy mô vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh nhỏ không có khả năng thuê/xây kho riêng do hạn chế về vấn đề tài chính.

Với những đặc điểm đã nêu, mô hình kho chia sẻ này có vẻ khá giống với một mô hình công cộng (public warehouse) – cũng là cung cấp cơ sở lưu trữ rồi thu về một số khoản phí hay chi phí nhất định.

Điểm khác biệt chính của hai mô hình này nằm ở các dịch vụ kèm theo. Kho chia sẻ, ngoài chức năng đáp ứng diện tích lưu trữ nhất định cho người thuê, còn bổ sung thêm các tiện ích khác như kitting (lắp ráp nhanh chóng), đóng gói hàng, bốc xếp, xe nâng và kiểm đếm hàng hóa. Trong khi đó, mô hình kho công cộng thông thường sẽ dừng ở chức năng ký gửi, lưu trữ trung gian hàng hóa trước khi đến điểm tiêu thụ cuối cùng.

Lựa chọn mô hình kho chia sẻ, người thuê sẽ tiết kiệm tối đa các chi phí về xây dựng kho, bảo quản hàng hóa, được hỗ trợ về quản lý chất lượng hàng hóa, qua đó tạo điều kiện cho họ tập trung vào các hoạt động trọng yếu khác của doanh nghiệp.

3.3. Kho đô thị tinh giản (Urban Discreet Warehousing)

Hiện nay, trong khâu lưu trữ và giao nhận hàng hóa, còn tồn tại những mặt hạn chế có thể kể đến như: các kho hàng lớn và tập trung thường đặt cách xa khu đô thị nên việc vận chuyển đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí và nhân công.

sharing economy

Như vậy, nhu cầu về loại hình kho nhỏ/linh hoạt để phân phối hàng chặng cuối nhanh nhất là rất cần thiết. Hai là các tòa nhà văn phòng, cửa hàng, quán ăn tại các khu trung tâm, ngoài không gian phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính, vẫn còn nhiều khu vực để trống chưa được tận dụng tối đa. Để giải quyết bài toán trên, mô hình khu đô thị đơn giản ra đời với mục đích khai thác hiệu quả các không gian trống tại nhiều tòa nhà văn phòng, cửa hàng, quán ăn làm nơi lưu trữ hàng hóa.

Sự kết hợp này mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: nhà vận chuyển tiết kiệm được nguồn lực trong việc giao hàng nhờ khoảng cách giao nhận được rút ngắn đáng kể, chủ các văn phòng, tòa nhà, quán ăn cũng nhận được một khoản thu nhập khác nhờ việc cho thuê này.

Tại Việt Nam, công ty thương mại điện tử Lazada, bằng việc cộng tác rất hiệu quả với các đối tác cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/7 thuộc hệ thống Circle K, các quán ăn, quán cà phê, trà sữa, hay các nhà thuốc thuộc hệ thống PostCo, đã tạo nên một mạng lưới giao nhận linh hoạt và chủ động, giúp cả bên bán, bên mua và giao hàng đều có lợi.

Xem thêm: Ship COD là gì? 

Trên đây là toàn bộ những thông tin mới nhất về ngành Logistics trong nền kinh tế chia sẻ mà Aramex muốn giới thiệu với bạn. Nếu cần tìm thêm thông tin nào, hãy liên hệ với Aramex để được hỗ trợ!

Rate this post