Những thách thức trong thương mại điện tử ngày nay

thách thức trong thương mại điện tử

Trong thời đại số phát triển, hiện đại văn minh như ngày nay, việc can thiệp của điện tử vào mọi công việc trong đời sống là điều không thể thiếu. Vậy có những thách thức nào trong thương mại điện tử ngày nay? Những vướng mắc ấy khiến chúng ta phải chịu những hậu quả gì và phương hướng giải quyết ra? Cùng tham khảo bài viết này của Aramex để thấy được những bất cập nhé!

Bạn hiểu thế nào là thương mại điện tử? – Thách thức trong việc áp dụng Thương mại điện tử vào công việc

Thương mại điện tử có tên tiếng anh là e-commerce, e-comm hay viết tắt là EC hoặc thương mại internet, đề cập đến việc mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ có sử dụng internet để thực hiện việc mua bán chuyển tiền, dữ liệu để thực hiện các giao dịch này. Thương mại điện tử thường được sử dụng để chỉ việc bán sản phẩm trực tuyến, nhưng nó cũng có thể mô tả bất kỳ loại giao dịch thương mại nào được diễn ra thông qua internet.

Các giao dịch kinh doanh này xảy ra hoặc từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp, từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, người tiêu dùng đến người tiêu dùng hoặc người tiêu dùng đến doanh nghiệp.

Xem thêm: Xu hướng và thách thức với ngành Logistics Việt Nam 

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Những lợi ích của thương mại điện tử mang lại cho bạn:

Thật vậy, internet trở thành một yêu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày, các doanh nghiệp đang học cách tận dụng lợi thế của nó để phát triển thương mại điện tử.
thương mại điện tử
  • Thị trường toàn cầu. Một cửa hàng thực tế sẽ luôn bị giới hạn bởi một khu vực địa lý mà nó có thể phục vụ. Một cửa hàng trực tuyến, hoặc bất kỳ loại hình kinh doanh thương mại điện tử nào khác sẽ giải quyết vấn đề đó. Tiếp cận thị trường toàn cầu mà không mất thêm chi phí thực sự là một trong những lợi thế lớn nhất của thương mại điện tử.
  • Tính khả dụng. Một lợi ích lớn nữa của thương mại điện tử là việc điều hành một doanh nghiệp trực tuyến thực sự rất đơn giản, nó luôn mở cửa 24/24. Đối với một thương gia, đó là một sự gia tăng đáng kể để họ có thêm cơ hội bán hàng; Với một khách hàng, đó là một lựa chọn thuận tiện và có sẵn ngay lập tức. Không bị giới hạn bởi giờ làm việc, thời gian ngày /đêm các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể phục vụ khách hàng 24/7/365.
  • Tiết kiệm ngân sách. Các doanh nghiệp thương mại điện tử được hưởng lợi từ chi phí hoạt động thấp hơn rất nhiều so với các hình thức kinh doanh thương mại truyền thống. Vì không cần phải thuê nhân viên bán hàng hoặc duy trì tiền cửa hàng thực tế. Khi người bán có thể tiết kiệm chi phí hoạt động, họ có thể cung cấp nhiều hơn các chương trình ưu đãi và giảm giá tốt hơn cho khách hàng của họ. Điều này rất thuyết phục đúng không?
  • Quản lý hàng tồn kho. Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tự động hóa quản lý khoảng không quảng cáo của họ bằng cách sử dụng các công cụ điện tử để đẩy nhanh quá trình đặt hàng, giao hàng và thanh toán. Nó tiết kiệm hàng tỷ chi phí hoạt động và hàng tồn kho.
  • Tiếp thị được nhắm mục tiêu chính xác nhất. Với quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng phong phú và cơ hội theo dõi thói quen mua hàng của khách hàng cũng như xu hướng ngành mới nổi. Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể nhanh chóng xác định và chuyển hướng chiến lược tiếp thị mặt hàng, sản phẩm và dịch vụ của họ sao cho phù hợp với trải nghiệm người dùng.
  • Làm việc từ bất cứ đâu. Việc điều hành một doanh nghiệp Thương mại điện tử cho phép bạn bạn không cần phải ngồi trong văn phòng hoặc chỉ ngồi 1 chỗ nào đó. Thứ bạn cần là một máy tính xách tay và một kết nối internet. Bạn cẫn có thể quản lý tốt là tất cả các vấn đề của doanh nghiệp bất cứ nơi nào trên thế giới.

Những phương pháp ứng phó với những thách thức đe dọa trong thương mại điện tử ngày nay: 

Thêm các cửa hàng, đại lý bán lẻ nhỏ vào chuỗi cung ứng

Hình thức bán lẻ đa kênh là một yếu tố bắt buộc phải có cho các thương hiệu và nhà bán lẻ để tồn tại và thành công trong thị trường thương mại ngày nay. Nhiều nhà bán lẻ đang thật sự vất vả trong việc tìm lợi nhuận từ việc thực hiện mô hình đa kênh này.

Để cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn như Amazon, các nhà bán lẻ cần một chuỗi cung ứng nhanh và hiệu quả để mọi người có một trải nghiệm mua sắm liền mạch, thống nhất và theo yêu cầu từ khách hàng.

thách thức trong thương mại điện tử

Với sự gia tăng và phát triển sở thích người tiêu dùng trong ngành thương mại điện tử, các nhà bán lẻ tinh vi nhất đang dần chuyển các cửa hàng, đại lý bán lẻ nhỏ (brick and mortar store) thành những mắc xích trong chuỗi cung ứng qua hình thức trung tâm phân phối nhỏ.

Ví dụ, khi đến các mùa lễ cao điểm, nhà bán lẻ nên có quy trình rõ ràng để xác định chính xác vị trí lấy hàng để vận chuyển đến khách, một kho hàng thật xa hay một trung tâm phân phối (cửa hàng nhỏ) ngay trong khu vực. Yếu tố này có thể giảm tối đa chi phí giao hàng nói riêng và tăng tốc độ chuỗi cung ứng, quá trình hoàn thiện đơn hàng tối đa nói chung cho khách hàng.

Áp dụng Dropshipping để giảm rủi ro và chi phí phát sinh

Dropshipping là phương pháp thực hiện bán lẻ mà một cửa hàng không lưu giữ sản phẩm được bán trong kho của mình. Thay vào đó, khi một cửa hàng bán một sản phẩm cụ thể, không có sản phẩm lưu kho mà họ mua sản phẩm từ một bên thứ 3 và vận chuyển trực tiếp cho khách hàng… Hình thức này giúp các nhà bán lẻ có thể mở rộng quá trình thử nghiệm kinh doanh sản phẩm mới mà không lo về rủi ro và chi phí kho bãi trong tương lai.

Đây là hình thức đặc biệt hiệu quả và tiết kiệm khi nhà bán lẻ không tốn thời gian, công sức vào di chuyển/sắp xếp hàng hóa trong kho, từ đó giảm thời gian, chi phí từ nhân lực. Dropshipping còn giảm thời gian xử lý đơn hàng, chi phí kho bãi và vận chuyển, giao hàng nhanh chóng hơn hết.

Xem thêm: Phí MSDS là gì?

Thiết lập hệ thống tập trung quản lý đơn hàng

Công nghệ đã và vẫn đang thay đổi chuỗi cung ứng trong hàng thập kỷ qua để đảm bảo tất cả hoạt động của chuỗi cung ứng trôi chảy và hiệu quả hơn, nhất là đối với thương mại điện tử.

thương mại điện tử

Ví dụ: năm 2015, Nordstorm đã công bố kế hoạch chi 1,2 tỷ USD cho ngành thương mại điện tử và các cửa hàng mới. Đầu tư vào công nghệ ngày nay buộc các doanh nghiệp phải hướng vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch và liên tục theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngay sau khi khách hàng mua một sản phẩm nào đó, thông tin mua hàng cần được chuyển sang hệ thống phân loại đơn hàng và được tích hợp thông tin với tất cả các điểm giữ hàng khác ngay lập tức.

Phát triển tập trung và có khả năng mở rộng

Hiện nay, hệ thống quản lý hàng tồn kho, quản lý quan hệ khách hàng, đơn hàng và điểm phân phối của nhiều công ty vẫn còn khá yếu. Qua việc sử dụng một hệ thống tập trung và có khả năng mở rộng trong tương lai với công nghệ định tuyến thông minh sẽ hỗ trợ quá trình quản lý đơn hàng và giao hàng được liền mạch hơn. Đây là yếu tố trọng điểm trong việc đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng ngày nay, đặc biệt trong mùa cao điểm, đảm bảo rằng nhà bán lẻ có khả năng đáp ứng các mục tiêu kinh doanh.

Aramex hi vọng với những biện pháp để có thể khắc phục được những thách thức trong thương mại điện tử mà các bạn đang mắc phải và hãy lưu ý những điều khó khăn, vướng mắc này để có thể giải quyết nó tốt nhất. Hãy liên hệ Aramex để được hỗ trợ nhé!

Rate this post