Nội Dung
Với mỗi công nhân làm việc ở mỗi công trình xây việc, việc mặc đồ bảo hộ là điều cần thiết để có thể bảo vệ chính mình khỏi những rủi ro. Vậy với mỗi doanh nghiệp khi muốn nhập khẩu đồ bảo hộ lao động công nhân, các bạn cần phải thực hiện những thủ tục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng Aramex để rõ hơn nhé.
Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu gạo Việt Nam
Thủ tục xuất khẩu cà phê Việt Nam
Vai trò của việc chuẩn bị đồ bảo hộ lao động dành cho công nhân:
Trước hết, quần áo công nhân giúp người lao động tránh khỏi các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết cũng như môi trường làm việc như nắng, gió, bụi bẩn, các chất hóa học độc hại. Những yếu tố này có thể gây hại tới hệ hô hấp và thần kinh của con người. Và trong những môi trường làm việc có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với điện thì bộ đồng phục còn giúp bảo vệ người lao động tránh bị bỏng hay bị điện giật trong quá trình làm việc.
Nhưng những bộ đồng phục phải đảm bảo có chất lượng tốt và có thiết kế riêng cho mỗi ngành nghề, nếu không sức khỏe của người lao động sẽ bị ảnh hưởng, lâu dần sức khỏe bị xuống cấp trầm trọng, không thể làm việc tiếp được. Điều này vừa khiến người lao động tốn tiền thuốc men vừa không thể kiếm tiền lo cho gia đình.
Các công ty đặt may áo bảo hộ sẽ thể hiện được sự quan tâm đối với người lao động, chăm lo bảo vệ sức khỏe, đời sống cho người lao động. Bởi trong các công ty, những người lao động đều là trụ cột chính trong gia đình, họ đi làm để tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình bản thân, góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những người lao động cũng chính là người tạo ra sản phẩm, góp phần mang đến lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, để công ty phát triển tốt thì các chủ doanh nghiệp cần phải quan tâm tới sự an toàn của người lao động nhiều hơn.
Quần áo công nhân không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe người lao động, chúng còn có vai trò quan trọng đối với mỗi công ty, doanh nghiệp. Bởi quần áo đồng phục công nhân sẽ thể hiện được tính chuyên nghiệp và sự đoàn kết của một tập thể, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng hợp tác với công ty hơn.
Xem thêm: Những mặt hàng cấm xuất khẩu
Văn bản pháp lý các bạn cần chú ý với việc nhập khẩu những đồ bảo hộ lao động dành cho công nhân, đăng ký kiểm định chất lượng
Theo thông tư 22/2018/TT-BLDTBXH, một số sản phẩm nhập khẩu phải làm đăng ký kiểm tra chất lượng.
1. Thang máy và bộ phận an toàn thang máy.
2. Thang cuốn, băng tải chở người và các bộ phận an toàn.
3. Mũ an toàn công nghiệp.
4. Kính chống bức xạ hồng ngoại, bức xạ, tia rơn-ghen, phóng xạ, kính hàn, mặt nạ hàn.
5. Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi – lọc khí độc.
6. Găng tay bảo hộ lao động chống đâm thủng, cứa rách, chống cháy, cách điện, chống hóa chất.
7. Giày chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất, ủng cách điện.
8. Dây đai an toàn và hệ thống chống rơi ngã cá nhân.
Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng nhập khẩu đồ bảo hộ lao động đối với công nhân theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP:
1. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.
2. Hợp đồng.
3. Hóa đơn.
4. Vận đơn.
5. Chứng nhận chất lượng (CQ)
6. Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO)
7. Hồ sơ kỹ thuật (đối với thiết bị máy móc)
8. Test report.
9. Packing list.
10. Giấy chứng nhận hợp quy
11. Các chứng từ khác
Quy trình thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động:
* Doanh nghiệp nhập hàng về cảng.
* Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, sau đó nộp cho cơ quan Hải quan để giải phóng hàng tại cảng
* Doanh nghiệp nhận giấy thông báo kiểm tra chất lượng đạt + giấy chứng nhận HỢP QUY để thông quan hàng.
Vậy doanh nghiệp có thể tự tin khi tìm hiểu:
- Thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ
- Thủ tục nhập khẩu găng tay bảo hộ
- Thủ tục nhập khẩu mặt nạ bảo hộ
- Thủ tục nhập khẩu mũ an toàn công nghiệp
Trên đây là những lưu ý dành cho các bạn đang cần thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động công nhân. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin nào, hãy liên hệ ngay với Aramex để được hỗ trợ.