Xuất khẩu Cà phê Việt Nam theo thủ tục như thế nào?

xuất khẩu cà phê

Được thiên nhiên ban tặng cho vị trí địa lý thuận lợi, cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta và phát triển rất mạnh. Vậy bạn đã biết thủ tục xuất khẩu cà phê Việt Nam sang nước ngoài như thế nào chưa? Hãy cùng Aramex tìm hiểu nhé.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu dâu tây

Thủ tục nhập khẩu nồi chiên không dầu vào Việt Nam

Tình hình thị trường về Cà phê nước ta:

Năm 1997, Việt Nam vượt qua Indonesia để trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ ba thế giới. Vào năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu, Việt Nam tiếp tục vượt qua Colombia để chắc chân ở vị trí thứ hai thế giới. Vị trí này được duy trì kể từ đó đến nay.

Xuất khẩu cà phê nhân hàng năm luôn đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu là 1,25 triệu tấn, trị giá 2,75 tỷ đô la, tăng 3,2% về lượng và 48,7% về giá trị so với năm 2010. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu là 1,73 triệu tấn, 3,67 tỷ đô la, tăng 37,8% về lượng và 33,4% về giá trị so với năm 2011.

Tuy chiếm gần 30% khối lượng cà phê nhân giao dịch toàn cầu, nhưng giá trị kim ngạch mới chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị thương mại 35 tỷ USD của cà phê nhân thế giới.

Xem thêm: Vận chuyển phát nhanh đi Lào

Tình hình tiêu thụ cà phê trong nước: 

xuất khẩu cà phê

Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012. Mintel dự đoán sẽ tăng đến 573,75 triệu USD vào năm 2016.

Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan. Theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%).

Sức tiêu thụ cà phê Việt Nam còn khá thấp Việt Nam sử dụng chừng 5% cà phê thô để chế biến, trong khi đó tỷ lệ này của Brazil là 50%. Việt Nam có 5 nhãn hiệu cà phê hòa tan, Brazil có 20 nhãn hiệu. Về cà phê rang xay, thì Việt Nam có 20 nhãn hiệu, trong khi đó số lượng của Brazil là 3.000 nhãn hiệu.

Mã HS Code và thuế xuất khẩu đối với mặt hàng Cà phê:

HS code cà phê hạt xin tham khảo nhóm 0901, tùy theo cách chế biến và loại để chọn HS code chuẩn xác.

Thuế Xuất khẩu cà phê là 0%.

Thông tin hải quan dành cho việc xuất khẩu cà phê Việt Nam: 

Hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê tuân theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Hàng không thuộc diện quản lý chuyên ngành.

Quá trình ký V5, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm các chứng từ sau:

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu ủy thác)

Xem thêm: Vận chuyển phát nhanh khu vực ASEAN

Những chứng từ yêu cầu từ các nước nhập khẩu lại mặt hàng xuất khẩu cà phê của nước ta: 

cà phê việt nam

Tùy theo yêu cầu của người nhập khẩu cà phê, người bán cần hỏi rõ Consignee về điều kiện và các yêu cầu nước nhập khẩu.

Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Bill of Lading/Air waybill
  • Certificate of Origin
  • Certificate of Phytosanitary

Đăng ký giấy phép lưu hành tự do với việc xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam:

+ CFS được xem là một công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm cà phê có thể kiểm tra mức độ chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, cũng như tăng độ tin cậy, vì khi một sản phẩm có CFS thì tức sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá, kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu.

+ Về phía doanh nghiệp xuất khẩu, khi đã xin được giấy chứng nhận CFS, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của mình tại nước nhập khẩu, không bị mất nhiều thời gian, cũng như những chi phí không đáng có khác.

+ Theo quy định hiện hành, CFS là chứng nhận bắt buộc phải có để làm hồ sơ xin cấp giấy phép công bố tiêu chất chất lượng sản phẩm đối với một số thực phẩm nhập khẩu đặc biệt như mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm,…

Với mặt hàng chủ đạo và đứng đầu về xuất khẩu của nước ta, quả thực xuất khẩu cà phê luôn là khâu được chú trọng và quan tâm! Nếu cần tìm thêm dịch vụ nào, hãy liên hệ ngay với Aramex nhé.

Rate this post