Tìm hiểu về Thuế – Bạn đã biết gi về các khoản đóng thuế?

tìm hiểu về thuế

Đối với mỗi mặt hàng xuất-nhập khẩu hay với mỗi doanh nghiệp thì việc đóng thuế rất quan trọng. Đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Hãy cùng Aramex tìm hiểu về thuế là gì để hiểu rõ hơn nhé.

Xem thêm: Just in time là gì? 

Dropshipping là gì?

Tìm hiểu khái niệm về thuế: Thuế là gì? 

tìm hiểu về thuế

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Cụ thể hơn:

  • Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.
  • Thuế bình thường: nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.
  • Thuế đặc biệt: là thuế nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, xe ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này, hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương.

Tìm hiểu về những lí do tại sao mỗi doanh nghiệp hay ngành nghề, doanh nghiệp kinh doanh cần phải đóng thuế?

Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp. Thuế là nguồn thu của ngân sách nhà nước

Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác…. Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Ở Việt Nam, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách.

thuế

Là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Từ những vai trò trên mà Hiến pháp 2013 quy định: “Điều 47 Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.”

Việc tại sao lại có nhiều loại thuế khác nhau thì câu trả lời rất đơn giản đó là vì các loại thuế đó có đối tượng và chủ thể phải nộp thuế khác nhau, mục đích thu thuế khác nhau. Ví dụ như thuế thu nhập cá nhân có đối tượng là những cá nhân có thu nhập cao trên mức luật định, thuế thu nhập doanh nghiệp thì chỉ áp dụng với các doanh nghiệp, thuế xuất khẩu nhập khẩu áp dụng với các loại hàng hóa được phép lưu thông qua cơ quan hải quan, thuế nhà đất có đối tượng là nhà đất…

Xem thêm: Phụ phí ENS là gì? 

Phụ phí THC là gì?

Tìm hiểu về những loại thuế khác nhau mà bạn cần phải biết:

1. Tìm hiểu về Thuế môn bài

Thuế môn bài là thuế bắt buộc doanh nghiệp phải đóng hằng năm, sau khi có GPKD thì Doanh nghiệp phải nộp Tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

thuế là gì

Căn cứ Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

+ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng /1 năm.

+ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng /1năm.

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1triệu đồng/1năm.

Ví dụ: Công ty thành lập được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp ngày 20/5/2019, thì phải nộp thuế môn bài năm 2019 là 2.000.000 đồng (vì thành lập 06 tháng đầu năm).

Lưu ý:  Từ ngày 01/01/2017 căn cứ theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài quy định về hạn nộp tờ khai thuế môn bài như sau:

+ Việc khai lệ phí môn bài được thực hiện một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.

+ Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Trường hợp người nộp phí mới ra hoạt động hoặc mới thành lập thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.

Xem thêm: Local Charge là gì?

2. Thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT) – Tìm hiểu về những thông tin có liên quan

Thuế giá trị gia tăng hay còn nói dễ hiểu là thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa.

Có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:

Phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Phương pháp trực tiếp:

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

3. Tìm hiểu về Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)

thuế

Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế TNDN * Thuế suất

4. Đối với Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)

Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ

– Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.

– Các khoản giảm trừ bao gồm:

+ Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.

Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

Với việc tìm hiểu thông tin về thuế như: khái niệm, các loại thuế các bạn phải chi trả,… hi vọng mỗi doanh nghiệp đã có thêm thông tin hữu ích để phục vụ công việc của mình sau bài viết này của Aramex nhé.

Rate this post